Màn tái xuất của The Weeknd: Nhạc/Nhạt?
The Weeknd tái xuất nhưng không được như khán giả kỳ vọng.
Vừa qua, The Weeknd đã chính thức tái xuất đường đua âm nhạc với MV Dancing In The Flame. Đây là ca khúc mở đường cho album phòng thu tiếp theo của nam ca sĩ sẽ được ra mắt trong thời gian tới.
The Weeknd nhàm chán?
Vắng bóng một thời gian dài, tất nhiên rất nhiều người hâm mộ kỳ vọng The Weeknd sẽ tạo ra một cú nổ lớn khi trở lại. Thế nhưng dường như Dancing In The Flame lại chưa đủ nhiệt như cái tên đầy nóng bỏng của nó.
Ca khúc này thuộc thể loại R&B hiện đại, pha trộn với những yếu tố synth-pop và pop. Sự kết hợp này tạo nên một âm hưởng vừa quen thuộc vừa mới lạ, đặc trưng cho phong cách âm nhạc của The Weeknd. Nhịp điệu của bài hát khá chậm rãi, tạo cảm giác thư thái, trầm lắng. Tuy nhiên, những đoạn chorus lại được đẩy lên cao trào, tạo nên sự đối lập thú vị.
Âm thanh của piano, guitar và tiếng trống điện tử được sử dụng một cách tinh tế, tạo nên một không gian âm nhạc đầy mơ màng. Chất lượng sản xuất của bài hát rất cao, âm thanh được mix và master một cách chuyên nghiệp, giúp cho từng câu hát và giai điệu đều được nổi bật.
Mặc dù phần chất lượng sản xuất của Dancing In The Flame là không thể bàn cãi, tuy nhiên về sự mới mẻ hay gây kinh ngạc, ca khúc này hoàn toàn chưa làm được. Khán giả gần như cảm nhận được công thức viết nhạc quá đỗi an toàn và quen thuộc như cách mà The Weeknd đã làm trong những ca khúc trước đó.
Chưa kể, những đoạn hook được trông chờ gây bùng nổ thính giác như những Blinding lIghts hay After Hours hầu như không khiến người nghe thỏa mãn. Có thể nói, đây là lần hiếm hoi The Weeknd an toàn và thiếu đi sự nổi loạn của mình như thế trong cách viết nhạc.
Về phần MV, The Weeknd một lần nữa cho thấy sự cũ kỹ đến nhàm chán của mình. Nếu như những ai đã quá quen với các phân cảnh The Weeknd điên loạn lái xe, những chiếc xe hơi ngổn ngang trong loạt MV Bliding Lights, The Hill, I Feel It Coming,... thì trong Dancing In The Flame, mọi thứ gần như được tái hiện lại toàn toàn, chỉ khác về bố cục và màu sắc.
Cũ kỹ hay phép thử?
Trên các diễn đàn âm nhạc, nhiều người hâm mộ cũng bày tỏ về sự hụt hẫng cho sản phẩm lần này của The Weeknd. Tuy nhiên, đây chỉ là một ca khúc mở đường cho full album sắp tới, nên có thể xem chỉ là phép thử của The Weeknd.
Bởi những năm gần đây, việc chọn lead single của các ca sĩ US-UK không phản ánh lên được nhiều sự thành bại của một era âm nhạc. Điển hình có thể kể đến Ariana Grande với Yes, and? - Đĩa đơn mở đường cho full album Enternal Sunshine ra mắt cách đây không lâu. Ca khúc ra mắt đã tạo nên rất nhiều tranh cãi về cách Ariana lựa chọn để dọn đường.
Đến khi We Can't Be Friends được chọn làm single kế tiếp, ca khúc này lập tức trở thành hit lớn và xâm chiếm hàng loạt BXH lớn nhỏ. Loạt ca khúc khác trong album sau đó cũng được đánh giá rất cao, khiến Enternal Sunshine được nhiều khán giả ca ngợi là một trong những album hay nhất 2024.
Vì vậy, Dacing In The Flame dù có gây hụt hẫng nhưng hoàn toàn không phản ánh được chiến dịch quay lại của The Weeknd. Chỉ nên xem ca khúc này là một cách thức mà nam ca sĩ "test" thử phản ứng khán giả để vạch ra một kịch bản gây bùng nổ hơn trong full album sắp tới.
Dancing In The Flame: Nhạc = Nhạt
Nhìn chung, Dancing In The Flame là một đĩa đơn vừa vặn để The Weeknd đánh tiếng cho sự trở lại của mình trong thị trường âm nhạc sau thời gian vắng bóng. Thế nên khi Dancing In The Flame của The Weeknd không tạo được hiệu ứng tốt và thỏa kỳ vọng của khán giả cũng không có gì quá khó hiểu. Bởi vẫn còn rất nhiều điều đáng để trông chờ vào album mới sắp tới của nam ca sĩ tài năng này.
Nhạc/Nhạt? là tuyến bài của SAOstar đưa ra những nhận xét (trên quan điểm của người viết) về những sản phẩm âm nhạc nổi bật trong và ngoài nước theo thang đánh giá: Hay (Nhạc>Nhạt), bình thường (Nhạc=Nhạt) và tệ (Nhạc