Mất 6,7 triệu bảng cho 12 ngày sống tại khách sạn ngoài không gian

Một công ty của Mỹ dự định mở cửa khách sạn không gian vào năm 2022. Mỗi chuyến đi gồm 4 khách và 2 thành viên phi hành đoàn, khách sẽ phải trả khoảng 6,7 triệu bảng để có 12 ngày sống trong không gian.

Công trình nghiên cứu được đặt tên EBIOS, mang thiết kế ngôi làng hình tròn tích hợp các công nghệ hỗ trợ tái tạo sự sống của phòng nghiên cứu Interstellar tại Paris.

Công trình nghiên cứu được đặt tên EBIOS, mang thiết kế ngôi làng hình tròn tích hợp các công nghệ hỗ trợ tái tạo sự sống của phòng nghiên cứu Interstellar tại Paris.

"Chúng tôi đang xây dựng các công nghệ giúp bảo tồn và tái tạo sự sống Trái Đất trên các hành tinh khác trong tương lai. Thứ cần mang theo lên Hỏa tinh là những gì bảo vệ trên Trái Đất ngay bây giờ", CEO Barbara Belvisi của Interstellar chia sẻ.

"Chúng tôi đang xây dựng các công nghệ giúp bảo tồn và tái tạo sự sống Trái Đất trên các hành tinh khác trong tương lai. Thứ cần mang theo lên Hỏa tinh là những gì bảo vệ trên Trái Đất ngay bây giờ", CEO Barbara Belvisi của Interstellar chia sẻ.

NASA đã kết hợp với ĐH Bradley (Mỹ) tổ chức một cuộc thi thiết kế không gian sống cho các nhà thám hiểm trên sao Hỏa (3D-Printed Habitat Challenge).

NASA đã kết hợp với ĐH Bradley (Mỹ) tổ chức một cuộc thi thiết kế không gian sống cho các nhà thám hiểm trên sao Hỏa (3D-Printed Habitat Challenge).

Mẫu thiết kế ở vị trí thứ 2 của cuộc thi là Dự án Marsha của nhóm AI SpaceFactory, đến từ New York. Các kỹ sư đã giới thiệu công nghệ in 3D các không gian sống, thậm chí họ còn xây dựng một “ngôi nhà sao Hỏa” dùng cho thử nghiệm.

Mẫu thiết kế ở vị trí thứ 2 của cuộc thi là Dự án Marsha của nhóm AI SpaceFactory, đến từ New York. Các kỹ sư đã giới thiệu công nghệ in 3D các không gian sống, thậm chí họ còn xây dựng một “ngôi nhà sao Hỏa” dùng cho thử nghiệm.

Việc xây dựng “căn nhà sao Hỏa” có tên là Marsha của nhóm AI SpaceFactory kéo dài khoảng 10 giờ. Nguyên liệu cho máy in 3D là hỗn hợp sợi basalt (basalt fiber) và chất dẻo sinh học (bioplastic) làm từ tinh bột. Như vậy, nguyên liệu này không chỉ bền vững, thân thiện với môi trường, mà còn dễ dàng phân hủy sinh học trong các điều kiện thích hợp.

Việc xây dựng “căn nhà sao Hỏa” có tên là Marsha của nhóm AI SpaceFactory kéo dài khoảng 10 giờ. Nguyên liệu cho máy in 3D là hỗn hợp sợi basalt (basalt fiber) và chất dẻo sinh học (bioplastic) làm từ tinh bột. Như vậy, nguyên liệu này không chỉ bền vững, thân thiện với môi trường, mà còn dễ dàng phân hủy sinh học trong các điều kiện thích hợp.

Dự án chiến thắng trong cuộc thi trên là Zopherus. Tận dụng vật liệu có sẵn trên hành tinh, Zopherus có dạng khu định cư gồm nhiều nhà ở giống túp lều. Công trình sẽ được in 3D mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Nhờ đó, nó sẽ được hoàn thành trước khi con người đến sinh sống.

Dự án chiến thắng trong cuộc thi trên là Zopherus. Tận dụng vật liệu có sẵn trên hành tinh, Zopherus có dạng khu định cư gồm nhiều nhà ở giống túp lều. Công trình sẽ được in 3D mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Nhờ đó, nó sẽ được hoàn thành trước khi con người đến sinh sống.

Mars Science City, thiết kế của kiến trúc sư người Đan Mạch Bjarke Ingels được xây dựng như một nhà lồng phục vụ cho sứ mệnh nghiên cứu sự sống ngoài vũ trụ. Một thành phố thử nghiệm sẽ được xây dựng ở Dubai, tái lập môi trường tại Hỏa tinh để nhóm nghiên cứu làm quen trước khi bước chân vào môi trường thật.

Mars Science City, thiết kế của kiến trúc sư người Đan Mạch Bjarke Ingels được xây dựng như một nhà lồng phục vụ cho sứ mệnh nghiên cứu sự sống ngoài vũ trụ. Một thành phố thử nghiệm sẽ được xây dựng ở Dubai, tái lập môi trường tại Hỏa tinh để nhóm nghiên cứu làm quen trước khi bước chân vào môi trường thật.

Khoa Nông nghiệp Đại học Arizona phối hợp cùng các nhà khoa học tại NASA xây dựng nhà kính bơm hơi cho việc trồng trọt ngoài không gian. Với diện tích 548 x 213 cm, căn nhà lưu động này có khả năng tái tạo nước, không khí, tái chế chất thải và tự quang hợp. Dự án được kỳ vọng cung cấp đầy đủ lương thực, nước và oxi cho phi hành gia khi sinh sống ở Mặt Trăng hay Hỏa tinh.

Khoa Nông nghiệp Đại học Arizona phối hợp cùng các nhà khoa học tại NASA xây dựng nhà kính bơm hơi cho việc trồng trọt ngoài không gian. Với diện tích 548 x 213 cm, căn nhà lưu động này có khả năng tái tạo nước, không khí, tái chế chất thải và tự quang hợp. Dự án được kỳ vọng cung cấp đầy đủ lương thực, nước và oxi cho phi hành gia khi sinh sống ở Mặt Trăng hay Hỏa tinh.

Tổ chức phi lợi nhuận Mars One do doanh nhân người Hà Lan Bas Lansdorp thành lập vào năm 2012 có kế hoạch thiết lập khu định cư lâu dài đầu tiên của con người trên Hỏa tinh vào năm 2023 . Dự án trị giá 4 tỷ bảng Anh sẽ tạo ra các căn nhà mô-đun cho con người sinh sống. Hiện đã có hơn 200.000 người đăng ký tham gia.

Tổ chức phi lợi nhuận Mars One do doanh nhân người Hà Lan Bas Lansdorp thành lập vào năm 2012 có kế hoạch thiết lập khu định cư lâu dài đầu tiên của con người trên Hỏa tinh vào năm 2023 . Dự án trị giá 4 tỷ bảng Anh sẽ tạo ra các căn nhà mô-đun cho con người sinh sống. Hiện đã có hơn 200.000 người đăng ký tham gia.

Công ty khởi nghiệp Orion Span trụ sở tại Texas, Mỹ dự định mở cửa khách sạn không gian vào năm 2022. Khách sạn Aurora Station trị giá 70 triệu bảng này sẽ cách Trái Đất 321 km. Mỗi chuyến đi gồm 4 khách và 2 thành viên phi hành đoàn, khách sẽ phải trả khoảng 6,7 triệu bảng để có 12 ngày sống trong không gian.

Công ty khởi nghiệp Orion Span trụ sở tại Texas, Mỹ dự định mở cửa khách sạn không gian vào năm 2022. Khách sạn Aurora Station trị giá 70 triệu bảng này sẽ cách Trái Đất 321 km. Mỗi chuyến đi gồm 4 khách và 2 thành viên phi hành đoàn, khách sẽ phải trả khoảng 6,7 triệu bảng để có 12 ngày sống trong không gian.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mat-67-trieu-bang-cho-12-ngay-song-tai-khach-san-ngoai-khong-gian-1494132.html