Mật ngọt vùng ven biển

Kim Sơn có gần 18 km bờ biển, tạo nên một vùng ven sinh thái rộng lớn, trù phú bao gồm đầm lầy, bãi bồi, cửa sông và những cánh rừng ngập mặn trải rộng. Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, loài cây sú, vẹt ở đây ra hoa trắng cả một vùng trời và đó cũng là mùa cho mật ngọt đối với những người nuôi ong.

Thu hoạch mật ong sú vẹt trên đê Bình Minh III, huyện Kim Sơn.

Đê BìnhMinh III, huyện Kim Sơn những ngày này đang có tới hàng nghìn thùng ong củahàng chục thợ ong về đây khai thác mật. Những thùng ong được xếp ngay ngắn,trải dài 2 bên mặt đê. Cứ một quãng khoảng 700-1.000 m lại có một túp lều đượcdựng lên, đó là nơi ở của các chủ nuôi ong với nồi niêu, xoong chảo và các vậtdụng thiết yếu. Họ ăn ngủ cùng với đàn ong cả tháng trời ở đây cho đến hết mùahoa.

Là mộttrong những thợ nuôi ong thường xuyên khai thác mật ong hoa sú vẹt ở huyện KimSơn, anh Nguyễn Hùng ái (phường TânBình, thành phố Tam Điệp) chia sẻ: Làm nghề nuôi ong này cứ nơi nào có nhiêùhoa nở là tôi đưa ong đến hút mật.

Gần 20 năm trong nghề, lúc nào, nơi nào cónhiều hoa là tôi nắm rõ như lòng bàn tay, rồi rong ruổi trên những nẻo đườngđưa các đàn ong đến. Từ Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ rồi các tỉnh miền Tây…, tôiđều đã đi, xa xôi vất vả lắm. Riêng mùa mật sú vẹt thì coi như được ở nhà vìkhai thác trong tỉnh, rất thuận lợi cho di chuyển cũng như ăn ở.

Cũng theo anhái, đầu vụ năm nay do thời tiết không thuận, mưa nhiều, ngày nào nắng thì lạinắng gắt quá nên lượng mật thu được kém hơn mọi năm. Đưa đàn ong về đây đượcgần 1 tháng rồi nhưng hôm nay mới là lần thứ 2 anh quay được mật.

Anh ái giảithích: Ong giống như người vậy, khi thời tiết thay đổi thì cơ thể cũng mệt mỏi,sức làm việc kém đi, lượng mật khai thác được ít hơn. Được biết, bình thườngnhư mọi năm, với 400 thùng ong, mỗi vụ mật sú vẹt, anh ái thu về hơn 5 tấn mật,tương đương với khoảng 350 triệu đồng.

Cách chỗ ởcủa anh ái không xa là nơi đặt đàn ong của ông Đoàn Ngọc Cẩn, thường trú tạikhối 10, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn.

Hôm nay là ngày ông Cẩn quay mật.Vừa nhanh tay thực hiện các thao tác, ông Cẩn vừa chia sẻ với chúng tôi: Saukhi hút mật từ hoa, ong sẽ nhả mật vào trong cầu ong, khi các lỗ trên cầu ongđầy ắp mật và được ong quạt khô (đạt đến khoảng 20% thủy phần), đắp kín miệngthì đó là lúc khai thác mật tốt nhất.

Khi khai thác, để tránh bị đốt, người thợphải dùng lưới che kín mặt mũi, chân tay sau đó hun khói vào từng cầu để ong dichuyển sang cầu khác. Ông Cẩn cho biết: Cây sú vẹt cho khai thác mật kéo dàihơn các loài cây khác và lượng mật cũng nhiều hơn.

Hơn nữa khai thác mật sú vẹtchủ ong không lo ong bị ngộ độc, chết do thuốc BVTV, hóa chất như khai thác mậtcủa các cây công nghiệp, cây ăn quả khác. Vì vậy, mùa hoa sú vẹt cũng là mùalàm ăn khấm khá nhất của những người thợ ong như ông. Như năm ngoái, với 500thùng ong, ông thu về ngót 7 tấn mật, với giá bán 70-80 nghìn đồng/1kg, ông thulãi hàng trăm triệu đồng.

Sú vẹt làloại cây mọc ở vùng bãi bồi ven biển, sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tựnhiên, do vậy mật ong sú vẹt chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tự nhiên, ngoàira nó còn có một lượng muối khoáng nhất định. Nhiều người đã ví mật ong rừng súvẹt như là “mật của biển” và mật ong sú vẹt được nhiều người tiêu dùng ưachuộng, coi đây là thức uống bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột,suy nhược cơ thể, giảm mỏi mệt.

Bài, ảnh:Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/mat-ngot-vung-ven-bien-20190617081923141p2c21.htm