Mê Linh: Rốt ráo triển khai hiện thực các giải pháp đảm bảo Dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4

Mê Linh được là huyện có số hộ dân, diện tích đất ở cần thu hồi và khối lượng công việc xây dựng khu tái định cư nhiều nhất trong 7 quận, huyện có đường Vành đai 4 đi qua địa bàn thành phố Hà Nội.

Vì vậy, ngay từ đầu, Ban thường vụ Huyện ủy Mê Linh luôn xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp về áp dụng chính sách, pháp luật cũng như diễn biến tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong quá trình thực hiện dự án.

Ban thường vụ huyện ủy đã luôn quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo nơi ở, đáp ứng nguyện vọng của người có đất phải thu hồi để xây dựng dự án, tạo điều kiện để nhân dân sớm bàn giao mặt bằng, đáp ứng thời gian, tiến độ xây dựng đường Vành đai 4 theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án) đoạn qua huyện Mê Linh dài khoảng 11,2 km (chiếm tỷ lệ 19% đoạn qua thành phố Hà nội. Tuyến đi qua địa bàn 05 xã (13 thôn) gồm: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 141,5 ha (trong đó, đất nông nghiệp 120,3 ha; đất ở 7,05 ha liên quan đến 428 hộ; đất trường học 1,8 ha liên quan đến 2 trường tiểu học và 1 trường THCS; còn lại là các loại đất khác 11,2 ha), liên quan đến trên 3000 hộ dân; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua huyện Mê Linh dài khoảng 11,2 km đang dần hiện hữu.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua huyện Mê Linh dài khoảng 11,2 km đang dần hiện hữu.

Với quyết tâm chính trị cao, để sớm triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của thành phố. Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ngay từ khi triển khai GPMB dự án, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị huyện tập trung làm tốt công tác vận động, tuyên truyền đến đảng viên, hội viên và nhân dân. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành tại thôn Nội đồng (xã Đại Thịnh) và thôn Tân Châu (xã Chu Phan) phục vụ thông tuyến đường song hành ngay trong năm 2024 theo chỉ đạo của thành phố. Hiện nay, UBND huyện đang tập trung cao độ để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về đất vườn, ao trong khu dân cư tại thôn Khê Ngoại 2 của xã Văn Khê (khu vực xây dựng đường dẫn cầu Hồng Hà).

Theo số liệu thống kê, toàn huyện Mê Linh cần thu hồi 432 thửa đất ở, đất vườn của 406 hộ dân, trong đó có 128 thửa đất bồi thường bằng tiền và 314 hộ bồi thường bằng đất tái định cư. Đến nay, huyện đã phê duyệt phương án, chi trả tiền cũng như giao đất tái định cư cho 202/432 thửa đất (đạt 46,76%), trong đó đã bố trí tái định cư cho 142 hộ và đã có 97 hộ đang xây dựng công trình tái định cư. Huyện đã xây dựng 3 khu tái định cư với tổng diện tích là 14,81 ha (trong đó diện tích giao đất tái định cư là 5,0 ha cho khoảng 320 hộ; còn lại là đất giao thông, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật…). Đến nay, hạ tầng khu tái định cư của thôn Nội Đồng (xã Đại Thịnh) đã hoàn thiện, thôn Khê Ngoại (xã Văn khê) cơ bản hoàn thành (đã thảm nhựa, cây xanh, chiếu sáng), thôn Tân Châu (xã Chu Phan) cũng đã đạt trên 80% khối lượng dù thời tiết trong năm mưa nhiều và gây ảnh hưởng đến tiến độ.

Cấp chính quyền huyện Mê Linh đang rốt rảo thực hiện những giải pháp đảm bảo giải phóng mặt bằng cho thực hiện dự án, đảm bảo trình tự và quy định pháp luật, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong diện phải thu hồi đất thực hiện dự án..

Cấp chính quyền huyện Mê Linh đang rốt rảo thực hiện những giải pháp đảm bảo giải phóng mặt bằng cho thực hiện dự án, đảm bảo trình tự và quy định pháp luật, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong diện phải thu hồi đất thực hiện dự án..

Chia sẻ về quá trình thực hiện dự án, ông Đinh Ngọc Thức (Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh) cho biết: Trước áp lực, trách nhiệm được giao, nhận thức về tầm quan trọng của một trong những dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ góp phần đổi thay diện mạo trong đời sống nhân dân, phát triển kinh tế địa phương cần được đẩy nhanh, đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị huyện trong việc đảm bảo quyền lợi, lợi ích đối với các hộ dân trong diện phải ôn định cuộc sống khi có đất bị thu hồi; đảm bảo việc thực hiện đúng theo trình tự pháp lý và quy định định pháp luật nên Ban chỉ đạo huyện đã thường xuyên nắm bắt, có những chỉ đạo rốt ráo trong công tác thực hiện triển khai dự án. Huyện ủy và Ban Chỉ đạo của huyện đã ban hành kế hoạch cụ thể triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện dự án, Kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, nhân dân với 18 văn bản các loại để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ; thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; các văn bản, thông báo kết luận họp Ban Thường vụ, Ban Chỉ đạo và các văn bản khác chỉ đạo thực hiện dự án.

Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo của huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tại thực địa để chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền huyện; chỉ đạo các thành viên trong Ban Thường vụ Huyện ủy dự sinh hoạt định kỳ với các chi bộ thôn có đường Vành đai 4 đi qua để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, nhân dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư tuyến đường. Định kỳ 2 tuần, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo của huyện họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ để kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoàn thành tiến độ theo yêu cầu của thành phố. UBND huyện và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng huyện đã ban hành trên 190 quyết định, văn bản chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao phục vụ triển khai dự án.

Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đã chủ trì trên 30 buổi họp với nhân dân trên địa bàn 5 xã có dự án đi qua để thông tin, tuyên truyền, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân đối với dự án. Huyện biên tập, tổng hợp về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và in hơn 600 cuốn gửi đến các xã có dự án đi qua để người dân được tiếp cận, nắm bắt thông tin, thực hiện theo quy định.

Qua đó, các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của huyện đều đã được Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo tháo gỡ theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Những vướng mắc liên quan đến nguồn gốc đất nông nghiệp, đất ở, xác định giá đất ở và tái định cư (đi – đến), các thửa đất chưa được cấp GCN QSD đất (không còn giấy tờ) và một số trường hợp đặc thù đã cơ bản được giải quyết, đảm bảo mặt đường thông tuyến song hành (tại thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh và thôn Tân Châu, xã Chu phan). Một số khó khăn, vướng mắc còn lại tại thôn Khê Ngoại 2 (xã Văn Khê) đang được huyện chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung giải quyết trên phương diện coi trọng công tác vận động, thuyết phục chủ sử dụng đất chấp hành pháp luật khi đã được thành phố chỉ đạo thực hiện.

Hiện nay, để giải quyết một số trường hợp còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh kính đã có ý kiến đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét nguyên tắc cho phép áp dụng thu tiền sử dụng đất tái định cư tại khu tái định cư, điều chỉnh giá đất cụ thể (đất ở) làm căn cứ tính tiền bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở tại xã Đại Thịnh, xã Chu Phan và xã Văn Khê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Đông A

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/me-linh-rot-rao-trien-khai-hien-thuc-cac-giai-phap-dam-bao-du-an-xay-dung-tuyen-duong-vanh-dai-4-10293617.html