[Megastory] Toàn cảnh 'sức bật Đồng Nai mới' sau hợp nhất (Bài 4)

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Đồng Nai mới có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Để tận dụng tốt lợi thế này, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh.

Từ hơn 1 thập kỷ qua, Đồng Nai đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động. Với chiến lược này, tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp sinh thái, công nghiệp xanh theo xu hướng toàn cầu.

Ngày 24-11-2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1489/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó đến năm 2030, tỉnh Bình Phước sẽ thành lập 11 đô thị mới. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, Bình Phước có 12 đô thị gồm 1 đô thị loại III (thành phố Đồng Xoài), 3 đô thị loại IV (thị xã Phước Long, thị xã Bình Long và thị xã Chơn Thành), và 1 đô thị loại V (đô thị Tân Khai, huyện Hớn Quản). Thành lập 7 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài Nguyễn Minh Bình đón nhận giải thưởng thành phố thông minh năm 2022. Ảnh: Nhã Trâm

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài Nguyễn Minh Bình đón nhận giải thưởng thành phố thông minh năm 2022. Ảnh: Nhã Trâm

Bên cạnh đó, suốt nhiều thập kỷ qua, Đồng Nai phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông lực lượng lao động đến sinh sống và làm việc nhưng tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh hiện đạt thấp so với một số địa phương trong vùng Đông Nam Bộ. Theo Sở Xây dựng, tính đến hết năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn Đồng Nai đạt hơn 45%. Đồng Nai có tổng số 11 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Trong các đô thị, có 2 thành phố, còn lại là các thị trấn.

Mục tiêu đề ra, đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 6 đô thị mới để nâng tổng số các đô thị trên địa bàn tỉnh đạt 17 đô thị.

Đi trước trong công tác quy hoạch nên thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ) có "không gian" để thực các công trình, dự án. Trong ảnh là công viên hồ suối Cam. Ảnh: Quang Xuân

Đi trước trong công tác quy hoạch nên thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ) có "không gian" để thực các công trình, dự án. Trong ảnh là công viên hồ suối Cam. Ảnh: Quang Xuân

Đi trước trong công tác quy hoạch nên thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ) có "không gian" để thực các công trình, dự án. Trong ảnh là công viên xoài. Ảnh: Quang Xuân

Đi trước trong công tác quy hoạch nên thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ) có "không gian" để thực các công trình, dự án. Trong ảnh là công viên xoài. Ảnh: Quang Xuân

Do đó, sắp tới đây khi hợp nhất 2 tỉnh thành một đơn vị hành chính tỉnh mới, các quy hoạch trên sẽ được điều chỉnh phù hợp để hợp lực xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, huy động tốt các nguồn lực để phát triển các đô thị trung tâm trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết đô thị và nông thôn.

Đô thị trẻ Đồng Xoài ngày càng phát triển năng động, hiện đại, thông minh. Trong ảnh là ngã tư Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ) nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Xuân

Đô thị trẻ Đồng Xoài ngày càng phát triển năng động, hiện đại, thông minh. Trong ảnh là ngã tư Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ) nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Xuân

Đô thị trẻ Đồng Xoài được quy hoạch theo hướng sinh thái, hiện đại. Trong ảnh là khu nhà ở xã hội tại xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ). Ảnh: Tiến Dũng

Đô thị trẻ Đồng Xoài được quy hoạch theo hướng sinh thái, hiện đại. Trong ảnh là khu nhà ở xã hội tại xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (cũ). Ảnh: Tiến Dũng

Cùng với đó, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, kết nối mạng lưới hạ tầng chung của địa phương và các vùng phụ cận; nâng cao năng lực quản lý và thực thi của chính quyền các cấp, ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong quản lý phát triển đô thị và nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển hiện đại, văn minh và thân thiện với môi trường.

Hướng đi chiến lược Đồng Nai mới cần xác định rõ lộ trình phát triển từ đô thị xanh đến đô thị thông minh, với trọng tâm là sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đô thị bền vững và công nghiệp xanh thông minh. UBND tỉnh đã có quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 10-5-2022 phê duyệt đề án Phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Hoạt động tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai cũ). Ảnh: Phạm Tùng

Hoạt động tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai cũ). Ảnh: Phạm Tùng

Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước tại huyện Nhơn Trạch (cũ), nay là xã Đại Phước. Ảnh: L.An

Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước tại huyện Nhơn Trạch (cũ), nay là xã Đại Phước. Ảnh: L.An

Theo UBND tỉnh, trong những năm qua, Đồng Nai đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn Đồng Nai đã được đẩy mạnh và đạt được những kết quả khả quan. Nhiều năm liền, Đồng Nai luôn nằm trong số các tỉnh, thành phố có chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức khá và là một trong các tỉnh, thành phố đứng tốp đầu của cả nước trong sử dụng văn bản điện tử và thư điện tử. Đây chính là những tiền đề quan trọng để Đồng Nai đẩy mạnh phát triển mô hình đô thị thông minh.

Mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai hướng tới tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng cuộc sống của người dân và cung cấp tối đa tiện tích để phục vụ người dân và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đến năm 2030, Đồng Nai trở thành đô thị thông minh với những đổi mới căn bản, toàn diện về hoạt động quản lý điều hành của bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Nai hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn.

Đồng Nai đang hướng đến xây dựng thành đô thị xanh. Ảnh: Hương Giang

Đồng Nai đang hướng đến xây dựng thành đô thị xanh. Ảnh: Hương Giang

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu này, từ đầu tháng 4-2025, Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ Chuyển đổi số - Chi nhánh Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel CDS) triển khai xây dựng và thí điểm Hệ thống điều phối dữ liệu y tế Gmedical. Giai đoạn 1 tập trung vào 80 cơ sở khám chữa bệnh thí điểm, bao gồm 15 bệnh viện công tuyến tỉnh, 8 trung tâm y tế, và 57 phòng khám đa khoa tư nhân.

Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai thí điểm, tổng số hồ sơ được đẩy lên hệ thống là gần 400 ngàn hồ sơ. Điều này đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử toàn diện cho từng người dân, giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về lịch sử bệnh án, từ đó đưa ra quyết định lâm sàng chính xác và nâng cao chất lượng chăm sóc.

Đồng Nai mới cần xác định rõ lộ trình phát triển từ đô thị xanh đến đô thị thông minh, với trọng tâm là sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đô thị bền vững và công nghiệp xanh thông minh. Trong đó, đô thị xanh là nền tảng của sự bền vững, không chỉ là xu hướng mà là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.

Về nguyên tắc xây dựng đô thị thông minh, Đồng Nai cũng xác định lấy người dân làm trung tâm.

Dự án Khu đô thị Aqua City tại xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa (cũ), nay là phường Long Hưng. Ảnh: L.An

Dự án Khu đô thị Aqua City tại xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa (cũ), nay là phường Long Hưng. Ảnh: L.An

Dựa trên nguyên tắc này, Đồng Nai xác định rõ, trong quá trình thiết kế, triển khai các dịch vụ của đô thị thông minh theo nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm. Khi áp dụng các công nghệ mới, thay đổi các quy trình làm việc cả cán bộ, công chức hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn.

Để quá trình xây dựng đô thị thông minh đạt hiệu quả cao, Đồng Nai xác định các lĩnh vực ưu tiên phát triển trước. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai ưu tiên triển khai xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh với các lĩnh vực gồm: xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho phát triển đô thị thông minh; phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Đồng Nai; xây dựng hệ thống quản lý và điều hành thông minh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai trong các lĩnh vực ưu tiên gồm: giáo dục, y tế, giao thông, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tư, quản lý tài nguyên - môi trường, nông nghiệp, xây dựng, năng lượng thông minh.

Công nghiệp xanh thông minh là yếu tố then chốt để Đồng Nai mới bứt phá và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng Nai đang hướng đến phát triển các khu công nghiệp sinh thái, xanh theo tiêu chí toàn cầu. Đây cũng là tiêu chuẩn nhiều quốc gia đặt ra với hàng hóa nhập khẩu. Vì thế, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đồng Nai đã ưu tiên đầu tư các nhà máy xanh, thông minh hiện đại nhất Việt Nam, cũng như khu vực ASEAN.

Hiện nay, Đồng Nai đã có hàng loạt nhà máy xanh, thông minh của các tập đoàn, doanh nghiệp FDI như: Nestlé, Bosch, Schaeffler, Meggitt, SMC, UPM, Fleming, Coherent, Kaneko, Action Composites… tại các khu công nghiệp. Các nhà máy trên đã ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ 4.0 vào quản lý, dây chuyền sản xuất, sản phẩm cung ứng cho nhiều nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.

Thực hiện: Nhóm PV
Đồ họa, Kỹ thuật: Kim Thoa, Xuân Dương

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/media/megastory/202507/megastory-toan-canh-suc-bat-dong-nai-moi-sau-hop-nhat-bai-4-b55043f/