Mẹo dùng hành tây làm món ăn ngon hơn
Dưới đây là những mẹo giúp hành tây bớt hăng nhưng vẫn giữ được độ ngon, giòn của nó.
Các loại hành phổ biến và cách chế biến phù hợp
Hành tây là nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp, nhưng bạn có biết rằng các loại hành khác nhau sẽ có công dụng chế biến khác nhau? Dưới đây là một số loại hành phổ biến và đặc điểm của chúng:
- Hành trắng: Vị dịu, ngọt, thường dùng sống trong các món salad, hầm, nướng.
- Hành vàng: Là loại phổ biến nhất, hành vàng có hương vị cay nồng, đậm đà nhất và thích hợp cho nhiều cách nấu khác nhau, bao gồm xào, hầm và nướng.
- Hành tím: Hành tím có màu sắc rực rỡ, độ cay vừa phải, giòn, thường được dùng trong các món salad và thịt nướng đẹp mắt.
Chú ý, hành tây nhập khẩu thường có bề ngoài sẫm màu, tròn, mập, vỏ dày nên có thể vận chuyển và bảo quản lâu dài.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của hành tây
Hành tây không chỉ mang lại hương vị cho các món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây:
- Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có trong hành tây là anthocyanins (hành tím có hàm lượng cao nhất), allicin (hành vàng có hàm lượng cao nhất) và quercetin, giúp chống lại các gốc tự do và giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
- Sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp: Các hợp chất lưu huỳnh và axit phenolic trong hành tây giúp giảm mức cholesterol và tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm: Hành tây rất giàu vitamin C, kali, canxi, phốt pho, hợp chất lưu huỳnh và selen giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại chứng viêm nhiễm.
Những giá trị và lợi ích dinh dưỡng này khiến hành tây trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Cách chọn và bảo quản hành tây
Bạn nên chọn những củ hành nặng hơn. Đặc điểm này thể hiện độ ẩm vừa đủ. Nếu có mùi cay trước khi bóc vỏ thì hành đã quá già.
Sau khi mua về, bạn hãy bảo quản hành tây ở nơi khô ráo, thoáng mát, chẳng hạn bạn có thể cho vào túi lưới thoáng khí hoặc bảo quản riêng để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.
Ngoài ra, không nên bảo quản hành cùng với khoai tây vì khí thoát ra từ hành có thể khiến khoai tây bị thối nhanh hơn. Tránh bảo quản hành trong tủ lạnh vì hơi lạnh sẽ làm mềm hành.
Nếu còn thừa hành tây thái lát hoặc thái hạt lựu, bạn nên gói kín và đông lạnh. Phương pháp này giúp bảo quản hành trong vài tháng và luôn có sẵn để sử dụng. Khi cần sử dụng hành đông lạnh, bạn không cần phải rã đông mà có thể nấu trực tiếp trên nồi hoặc chảo.
Hành tây mọc mầm có ăn được không?
Hành đã nảy mầm có thể ăn được nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng sẽ giảm đi. Ngoài ra, những chiếc lá xanh mọc lên từ củ hành tây cũng có thể ăn được. Chúng ít cay hơn so với hành tây thông thường. Lần tới nếu vô tình để hành tây mọc mầm, bạn có thể tiếp tục trồng và thử mùi vị của lá hành tây.
Những lời khuyên cần thiết khi nấu hành tây
Bạn thường gặp phải một số khó khăn khi xử lý hành, nhưng những mẹo sau sẽ giúp việc này trở nên dễ dàng hơn:
Những cách tránh bị cay mắt khi cắt hành tây
- Đông lạnh hành tây trong vài phút hoặc ngâm hành tây trong nước có thể làm giảm độ cay.
- Ngâm hành trong nước lạnh hoặc chần qua nước sôi.
Mẹo lột vỏ nhanh chóng
Đầu tiên, bạn hãy cắt bỏ phần gốc củ hành, sau đó rạch một đường nhỏ ở đầu kia của củ hành, sau đó dùng tay bóp nhẹ, vỏ sẽ dễ bong ra.
Hành chiên
Hành tây là một nguyên liệu rất linh hoạt, dù được chiên riêng, trộn với trứng hay kết hợp với thịt, hải sản hoặc rau, nó luôn có khả năng tạo điểm nhấn cho món ăn, tăng thêm mùi thơm và hương vị.
Theo giaoducthoidai.vn