Mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt tăng thu nhập cho người dân miền núi

PTĐT - Từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình 'Nuôi dê sinh sản hướng thịt' với quy mô hơn 400 con tại các xã Thượng Long, Phúc Khánh, Ngọc Lập, huyện Yên Lập; xã Tất Thắng, Hương Cần, Cự Thắng, Cự Đồng của huyện Thanh Sơn.

Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt tại xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn.- Người dân tham quan, học tập mô hình chăn nuôi dê sinh sản hướng thịt ở khu Đồng Nghìa.

Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt tại xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn.- Người dân tham quan, học tập mô hình chăn nuôi dê sinh sản hướng thịt ở khu Đồng Nghìa.

PTĐT - Từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Nuôi dê sinh sản hướng thịt” với quy mô hơn 400 con tại các xã Thượng Long, Phúc Khánh, Ngọc Lập, huyện Yên Lập; xã Tất Thắng, Hương Cần, Cự Thắng, Cự Đồng của huyện Thanh Sơn. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện mô hình, đàn dê thích nghi với điều kiện sống tại các địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt tại các xã Tất Thắng, Cự Đồng, huyện Thanh Sơn và Phúc Khánh, Ngọc Lập, huyện Yên Lập.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, do thuộc khu vực trung du miền núi, tỉnh ta có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dê. Xuất phát từ thực tế người dân địa phương chăn nuôi dê lâu đời, tự do phối giống là chủ yếu nên có hiện tượng đồng huyết và thoái hóa giống, dẫn đến chậm lớn, dễ nhiễm dịch bệnh, ảnh hưởng tới phát triển tổng đàn và thu nhập của người nuôi. Mục đích của mô hình nhằm đưa quy trình chăn nuôi kỹ thuật đến bà con nông dân, thực hiện những biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng con giống, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê; xây dựng các mô hình điển hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dê, để bà con nhân rộng. Chương trình lựa chọn giống dê nội, thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, có sức chống chịu bệnh tật cao để thực hiện mô hình...Hộ ông Đinh Xuân Nam ở khu Đồng Nghìa, xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn, là một trong 4 hộ trong xã tham gia mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt với quy mô 10 con/hộ. Trong đó, chương trình hỗ trợ 8 con/hộ và mỗi hộ tham gia đối ứng 2 con. Các hộ đều được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị các loại bệnh trên dê, điển hình như các bệnh đậu, tiêu chảy, ghẻ… Do phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn sẵn có dồi dào và được chăm sóc cẩn thận, đến nay, đàn dê tại các hộ đều sinh trưởng, phát triển tốt, giá bán cao. Thấy được hiệu quả kinh tế, nhiều hộ trong và ngoài xã đã đến học tập, nhân rộng đàn dê, cá biệt có hộ đàn dê tăng trưởng lên 40 - 50 con. Ngày càng có nhiều hộ dân trong xã mong muốn được tham gia mô hình…Đến nay, mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt tại 2 huyện đã có 350 con dê cái sinh sản được 680 dê con. Với giá bán trung bình 150.000 đồng/kg, trọng lượng trung bình khi xuất bán đạt trên 20kg/con. Sau khi trừ chi phí cho thu lợi nhuận trên 700.000 đồng/con. Mô hình đã khai thác được thế mạnh của địa phương như nguồn lao động, đất đai rộng lớn, thức ăn tự nhiên sẵn có. Thấy được hiệu quả từ mô hình mẫu, nhiều bà con nông dân khác đã học tập, làm theo và nhân rộng. Bên cạnh đó, nguồn thu từ mô hình đã góp phần tạo cơ hội giúp người dân miền núi có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Ngọc Lam

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/dan-toc-mien-nui/202003/mo-hinh-nuoi-de-sinh-san-huong-thit-tang-thu-nhap-cho-nguoi-dan-mien-nui-169730