Mở mộ cổ La Mã, giật mình phát hiện tấm bia 'nguyền rủa'

Các nhà khảo cổ học ở Pháp đã khai quật một nghĩa trang La Mã ở Pháp và tìm thấy gần 20 tấm bia khắc lời nguyền trong các mộ cổ. Những tấm bia này có khắc chữ Latin và tiếng Gaul.

Trong các cuộc khai quật bên dưới một bệnh viện thế kỷ 18 ở thị trấn Orleáns, cách Paris, Pháp khoảng 120 km về phía Tây Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 60 ngôi mộ được sắp xếp dọc theo một bức tường. Kết quả kiểm tra cho thấy những mộ cổ này có từ thời La Mã. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Trong các cuộc khai quật bên dưới một bệnh viện thế kỷ 18 ở thị trấn Orleáns, cách Paris, Pháp khoảng 120 km về phía Tây Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 60 ngôi mộ được sắp xếp dọc theo một bức tường. Kết quả kiểm tra cho thấy những mộ cổ này có từ thời La Mã. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho hay nghĩa trang La Mã trên có niên đại từ cuối thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 3, có dấu vết của những chiếc quan tài bằng gỗ sơn và không có lễ hỏa táng. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho hay nghĩa trang La Mã trên có niên đại từ cuối thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 3, có dấu vết của những chiếc quan tài bằng gỗ sơn và không có lễ hỏa táng. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Theo Dịch vụ Khảo cổ học Orleáns - đơn vị đã khai quật địa điểm này, phát hiện trên có thể có nghĩa là những người được chôn cất tại đây thuộc một nhóm cụ thể, chẳng hạn như những người cùng nghề. Điều khiến các chuyên gia chú ý hơn là việc tìm thấy 21 tấm bia khắc lời nguyền trong các ngôi mộ cổ. Đó là những tấm chì nhỏ cuộn tròn có khắc chữ trên đó. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Theo Dịch vụ Khảo cổ học Orleáns - đơn vị đã khai quật địa điểm này, phát hiện trên có thể có nghĩa là những người được chôn cất tại đây thuộc một nhóm cụ thể, chẳng hạn như những người cùng nghề. Điều khiến các chuyên gia chú ý hơn là việc tìm thấy 21 tấm bia khắc lời nguyền trong các ngôi mộ cổ. Đó là những tấm chì nhỏ cuộn tròn có khắc chữ trên đó. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Còn được gọi bằng thuật ngữ tiếng Latin "defixiones", những tấm bia "nguyền rủa" đã được tìm thấy trên khắp thế giới Địa Trung Hải thời cổ đại. Những tấm chì mỏng này được dùng để nói chuyện với các vị thần linh. Một người nào đó sẽ viết ra một lời nguyền hoặc điều ước, đâm thủng tấm bia bằng một chiếc đinh và đặt nó xuống đất thông qua một ngôi mộ hoặc giếng. Ảnh: Antoine Cazin, la Fabrique de patrimoines en Normandie, 2023; Orleáns Archaeology Service, 2024.

Còn được gọi bằng thuật ngữ tiếng Latin "defixiones", những tấm bia "nguyền rủa" đã được tìm thấy trên khắp thế giới Địa Trung Hải thời cổ đại. Những tấm chì mỏng này được dùng để nói chuyện với các vị thần linh. Một người nào đó sẽ viết ra một lời nguyền hoặc điều ước, đâm thủng tấm bia bằng một chiếc đinh và đặt nó xuống đất thông qua một ngôi mộ hoặc giếng. Ảnh: Antoine Cazin, la Fabrique de patrimoines en Normandie, 2023; Orleáns Archaeology Service, 2024.

Cho đến nay, các chuyên gia đã có thể nghiên cứu chi tiết một trong những tấm bia đá và phát hiện ra rằng trên đó có khắc chữ bằng tiếng Gaul - một ngôn ngữ Celtic đã biến mất. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Cho đến nay, các chuyên gia đã có thể nghiên cứu chi tiết một trong những tấm bia đá và phát hiện ra rằng trên đó có khắc chữ bằng tiếng Gaul - một ngôn ngữ Celtic đã biến mất. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Người đàn ông được chôn cất trong ngôi mộ F2199 với một tấm bia "nguyền rủa" đặt giữa hai chân, bên cạnh một chiếc bình bị đập vỡ và một số đồng xu. Sau khi tìm thấy tấm bia, một chuyên gia về phục chế đã xử lý hóa học tấm chì mỏng để bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Người đàn ông được chôn cất trong ngôi mộ F2199 với một tấm bia "nguyền rủa" đặt giữa hai chân, bên cạnh một chiếc bình bị đập vỡ và một số đồng xu. Sau khi tìm thấy tấm bia, một chuyên gia về phục chế đã xử lý hóa học tấm chì mỏng để bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Sau đó, các bức ảnh được chụp bằng phương pháp hình ảnh biến đổi phản xạ, tạo ra hình ảnh rõ nét của tấm bia. Kế đến, các chuyên gia bắt đầu giải mã dòng chữ viết tay Latin và dịch các từ tiếng Gaul. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Sau đó, các bức ảnh được chụp bằng phương pháp hình ảnh biến đổi phản xạ, tạo ra hình ảnh rõ nét của tấm bia. Kế đến, các chuyên gia bắt đầu giải mã dòng chữ viết tay Latin và dịch các từ tiếng Gaul. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Pierre-Yves Lambert - chuyên gia ngôn ngữ học Celtic tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, đã đề xuất rằng tấm bia "nguyền rủa" F2199 được dành riêng cho "Mars Rigisamu", tiếng Gaul có nghĩa là "Mars the Royal" hay còn gọi vị thần chiến tranh của La Mã. Chữ khắc nêu tên một số người - bằng cả tiếng Latin và tiếng Gaul - sẽ bị nguyền rủa vì những hành động xâm phạm mộ cổ. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Pierre-Yves Lambert - chuyên gia ngôn ngữ học Celtic tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, đã đề xuất rằng tấm bia "nguyền rủa" F2199 được dành riêng cho "Mars Rigisamu", tiếng Gaul có nghĩa là "Mars the Royal" hay còn gọi vị thần chiến tranh của La Mã. Chữ khắc nêu tên một số người - bằng cả tiếng Latin và tiếng Gaul - sẽ bị nguyền rủa vì những hành động xâm phạm mộ cổ. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Trong khi tiếng Gaul vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều thế kỷ sau khi La Mã chinh phục khu vực này, thì nó hiếm khi được viết ra. Vì vậy, các tấm bia "nguyền rủa" trở thành những bằng chứng mới quan trọng về ngôn ngữ đã biến mất này. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Trong khi tiếng Gaul vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều thế kỷ sau khi La Mã chinh phục khu vực này, thì nó hiếm khi được viết ra. Vì vậy, các tấm bia "nguyền rủa" trở thành những bằng chứng mới quan trọng về ngôn ngữ đã biến mất này. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Cuộc khai quật khảo cổ của nhóm chuyên gia tại địa điểm này sẽ kết thúc vào cuối tháng này. Họ sẽ tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm sâu hơn đối với tất cả các vật liệu được phát hiện trong quá trình khai quật. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Cuộc khai quật khảo cổ của nhóm chuyên gia tại địa điểm này sẽ kết thúc vào cuối tháng này. Họ sẽ tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm sâu hơn đối với tất cả các vật liệu được phát hiện trong quá trình khai quật. Ảnh: Service Archéologie Orleáns (SAVO).

Mời độc giả xem video: Giật mình cảnh tượng bên trong ngôi mộ cổ 1.400 tuổi.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/mo-mo-co-la-ma-giat-minh-phat-hien-tam-bia-nguyen-rua-2074420.html