Trong lúc đài giếng, một người dân ở làng Tây Dương, nằm gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bấy ngờ tìm thấy lăng mộ Tần Thủy Hoàng vào năm 1974. Ngay sau khi nhận được tin báo, một nhóm khảo cổ tới hiện trường và tiến hành cuộc khai quật.
Suốt những năm sau đó, các chuyên gia khảo cổ có nhiều phát hiện quan trọng tại nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng.
Công chúng biết đến nhiều đội quân đất nung gồm hàng ngàn pho tượng binh sĩ độc đáo, mỗi người một vẻ. Bên cạnh đó, giới chuyên gia đặc biệt chú ý đến những vũ khí được tìm thấy trong lăng mộ khủng của Tần Thủy Hoàng.
Điều này xuất phát từ việc nhiều vũ khí được tìm thấy như kiếm, rìu chiến, cung nỏ... vô cùng sắc bén dù ở trong môi trường ẩm ướt, dưới lòng đất suốt hàng ngàn năm.
Từ đây, các chuyên gia tiến hành giải mã vì sao những vũ khí đó không bị hoen rỉ, tránh được tác động của thời gian và môi trường.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những kiếm, rìu chiến, cung nỏ... được chế tác từ đồng. Thông thường, chúng sẽ bị oxy hóa thành sắc xanh lá cây theo chiều dài năm tháng.
Thế nhưng, những vũ khí làm từ đồng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn khá nguyên vẹn và cực kỳ sắc bén. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra số vũ khí này được phủ một lớp oxit crom dày 10 - 15 micron (1 micron = 1/1000 mm), chiếm khoảng 2% khối lượng kim loại.
Nhờ lớp oxit crom trên, các vũ khí làm từ đồng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng tránh được việc bị oxy hóa trong môi trường ẩm thấp và thời gian.
Từ đây, các chuyên gia nhận định nhà Tần sở hữu kỹ thuật rèn kim loại vô cùng phát triển. Nhờ vậy, những vũ khí mà họ làm ra không bị hoen rỉ dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
Thế nhưng, đến này, các chuyên gia chưa thể thành công trong việc tìm ra công thức chế tạo vũ khí sắc bén như của nhà Tần. Do đó, giới nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nhằm giải mã bí ẩn này.
Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Tâm Anh (theo History)