Mộc mạc làng cổ Vi Rơ Ngheo giữa núi rừng Tây Nguyên

Làng cổ Vi Rơ Ngheo nằm lọt thỏm giữa núi rừng nguyên sơ với những căn nhà gỗ mộc mạc, ruộng đồng xanh ngát và hàng nghìn chậu địa lan khoe sắc thắm. Ngôi làng vừa được tỉnh Kon Tum công nhận là làng du lịch cộng đồng.

Làng cổ Vi Rơ Ngheo thuộc xã Đăk Tăng, cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 45km và huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km. Nơi đây chủ yếu là bà con dân tộc Xơ Đăng sinh sống tập trung với hơn 60 hộ gia đình. (Ảnh tư liệu)

Làng cổ Vi Rơ Ngheo thuộc xã Đăk Tăng, cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 45km và huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km. Nơi đây chủ yếu là bà con dân tộc Xơ Đăng sinh sống tập trung với hơn 60 hộ gia đình. (Ảnh tư liệu)

Làng Vi Rơ Ngheo được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát và những chậu địa lan thơ mộng… tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Làng Vi Rơ Ngheo được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát và những chậu địa lan thơ mộng… tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nhà thờ duy nhất ở đây được dựng hoàn toàn bằng gỗ. Trong không khí cả nước chào đón Giáng sinh 2024, nhiều nhà thờ được trang hoàng rực rỡ, huyền ảo thì nhà thờ ở làng cổ Vi Rơ Ngheo chỉ trang trí đơn giản với cây thông, giống như tính cách người Xơ Đăng mộc mạc, thân thiện.

Nhà thờ duy nhất ở đây được dựng hoàn toàn bằng gỗ. Trong không khí cả nước chào đón Giáng sinh 2024, nhiều nhà thờ được trang hoàng rực rỡ, huyền ảo thì nhà thờ ở làng cổ Vi Rơ Ngheo chỉ trang trí đơn giản với cây thông, giống như tính cách người Xơ Đăng mộc mạc, thân thiện.

Phía bên trong nhà thờ được trang trí đơn giản dịp Giáng sinh.

Phía bên trong nhà thờ được trang trí đơn giản dịp Giáng sinh.

Cổng các nhà dân và hàng rào xung quanh ở làng cổ Vi Rơ Ngheo cũng đều bằng gỗ.

Cổng các nhà dân và hàng rào xung quanh ở làng cổ Vi Rơ Ngheo cũng đều bằng gỗ.

Người dân tận dụng cây gỗ chết trên rừng mang về cưa thành từng đoạn ngắn xếp xung quanh ngôi nhà tạo nên vẻ đẹp ấn tượng, riêng có cho các ngôi nhà ở làng cổ Vi Rơ Ngheo.

Người dân tận dụng cây gỗ chết trên rừng mang về cưa thành từng đoạn ngắn xếp xung quanh ngôi nhà tạo nên vẻ đẹp ấn tượng, riêng có cho các ngôi nhà ở làng cổ Vi Rơ Ngheo.

Làng cổ Vi Rơ Ngheo có khoảng 30% ngôi nhà sàn được làm theo phong cách truyền thống như cửa sổ mở ra ruộng, nhìn ra những khu cánh đồng, sông suối của người Xơ Đăng.

Làng cổ Vi Rơ Ngheo có khoảng 30% ngôi nhà sàn được làm theo phong cách truyền thống như cửa sổ mở ra ruộng, nhìn ra những khu cánh đồng, sông suối của người Xơ Đăng.

Các kho lúa được tách biệt khỏi khu nhà ở mang đậm văn hóa truyền thống còn lưu trữ của người Xơ Đăng.

Các kho lúa được tách biệt khỏi khu nhà ở mang đậm văn hóa truyền thống còn lưu trữ của người Xơ Đăng.

Đến nay, người dân làng Vi Rơ Ngheo đã sưu tầm, nhân giống trồng được khoảng 1.000 chậu địa lan và phong lan; tổ chức khoanh nuôi, bảo tồn 5 đồi hoa phong lan và sim, mua quanh làng.

Đến nay, người dân làng Vi Rơ Ngheo đã sưu tầm, nhân giống trồng được khoảng 1.000 chậu địa lan và phong lan; tổ chức khoanh nuôi, bảo tồn 5 đồi hoa phong lan và sim, mua quanh làng.

Bên ngôi nhà truyền thống của đồng bào Xơ Đăng luôn có những chậu hoa địa lan khoe sắc thắm.

Bên ngôi nhà truyền thống của đồng bào Xơ Đăng luôn có những chậu hoa địa lan khoe sắc thắm.

Người dân làng cổ thật thà, thân thiện.

Người dân làng cổ thật thà, thân thiện.

Làng cổ Vi Rơ Ngheo vừa được tỉnh Kon Tum công nhận là làng du lịch cộng đồng và là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông, sau làng du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương bằng việc đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm cho du khách, tạo không gian kết nối giữa các làng du lịch cộng đồng. Đồng thời, tạo động lực cho đồng bào Xơ Đăng gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và là cơ hội tốt để người dân thoát nghèo.

Làng cổ Vi Rơ Ngheo vừa được tỉnh Kon Tum công nhận là làng du lịch cộng đồng và là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông, sau làng du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương bằng việc đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm cho du khách, tạo không gian kết nối giữa các làng du lịch cộng đồng. Đồng thời, tạo động lực cho đồng bào Xơ Đăng gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và là cơ hội tốt để người dân thoát nghèo.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/moc-mac-lang-co-vi-ro-ngheo-giua-nui-rung-tay-nguyen-169241224081904148.htm