Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường loại 2

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Cedars-Sinai đã điều tra mối liên quan giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sự phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Phát hiện cho thấy mối tương quan rõ rệt giữa độ nhạy insulin và một số loài vi khuẩn đường ruột.

Phát hiện cho thấy mối tương quan rõ rệt giữa độ nhạy insulin và một số loài vi khuẩn đường ruột.

Dữ liệu ban đầu cho thấy, vi khuẩn tạo ra một loại axit béo có thể liên quan đến lượng đường trong máu. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Diabetes.

Được đặt tên là MILES, nghiên cứu đã tuyển khoảng 350 người tham gia không mắc bệnh tiểu đường. Những người này được theo dõi trong hơn hai năm. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng dung nạp glucose và hệ vi sinh vật của từng người.

Theo ông Mark Goodarzi - Trưởng nhóm nghiên cứu, mục tiêu là phân biệt những thay đổi theo thời gian giữa cân bằng nội môi insulin và vi khuẩn đường ruột. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định xem liệu, bệnh tiểu đường hay thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột xuất hiện trước.

“Câu hỏi lớn mà chúng tôi hy vọng giải quyết được là: Sự khác biệt về hệ vi sinh vật gây ra bệnh tiểu đường. Hay, bệnh tiểu đường gây ra sự khác biệt về hệ vi sinh vật?”, ông Goodarzi cho biết.

Những phát hiện ban đầu này cho thấy mối tương quan rõ rệt giữa độ nhạy insulin và một số loài vi khuẩn đường ruột. Những loại vi khuẩn này được biết là tạo ra một loại axit béo gọi là butyrate.

Các nghiên cứu trước đây đã đề xuất một yếu tố quan trọng trong hệ vi sinh vật khỏe mạnh. Đó là sự hiện diện của vi khuẩn đường ruột sản xuất butyrate ở mức độ cao.

Butyrate có liên quan đến quá trình lão hóa khỏe mạnh và được cho là có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh tự miễn dịch. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, người bị tiền tiểu đường có lượng vi khuẩn đường ruột sản xuất butyrate thấp hơn đáng kể so với thông thường.

Những phát hiện mới này đã bổ sung kiến thức bằng cách tập trung vào 36 chủng vi khuẩn sản xuất butyrate khác nhau. Kết quả cho thấy, một mạng lưới gồm năm loài đặc biệt dường như có liên quan đến lợi ích lớn nhất đối với độ nhạy insulin: Coprococcus, Oscillibacter sp. CAG 241, Alistipes finegoldii, và Faecalibacterium prausnitzii.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai loài sản xuất butyrate - Flavonifractor plautii và Anaerostipes caccae, có liên quan tiêu cực đến độ nhạy insulin.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên kết các loài vi khuẩn đặc biệt này với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Song, nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi về mối liên hệ trực tiếp giữa vi khuẩn sản xuất butyrate và khả năng trao đổi chất.

Các nhà nghiên cứu suy đoán, việc làm giàu các chất sản xuất butyrate cụ thể ở người mắc chứng rối loạn đường huyết có thể khiến họ mang gen mã hóa cho quá trình khác chống lại tác dụng có lợi của butyrate.

Hoặc, tình trạng đó ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất. Một lời giải thích khác là vi khuẩn sản xuất butyrate cùng xuất hiện với loài tiêu thụ butyrate. Hoặc, các loài khác tạo ra những chất chuyển hóa có hại.

Theo New Atlas

Kim Dung

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/moi-lien-he-giua-vi-khuan-duong-ruot-va-benh-tieu-duong-loai-2-post622243.html