Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng
Ở châu Á, tỷ lệ trẻ sinh ra mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng là 1/700 – 1/500. Tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ được sinh ra. Như vậy, với tỷ lệ trên, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng.
PGS-TS-BS Lâm Hoài Phương - Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình TP.HCM cho biết như trên tại Hội nghị phẫu thuật tạo hình năm 2023 với chủ đề “Cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật tạo hình” do Liên chi hội phẫu thuật tạo hình TP.HCM phối hợp với Bệnh viện phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM tổ chức ngày 17.5.
Theo bác sĩ Phương, có rất nhiều phân loại về khe hở môi – vòm miệng. Nhìn chung khe hở môi – vòm miệng toàn bộ một bên là sự mất liên tục từ môi – cung răng, khẩu cái cứng – mềm 1 bên.
Thống kê mới nhất vào năm 2023 cho thấy, cả nước có khoảng 1,5 triệu trẻ em mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng.
Ở châu Á, tỷ lệ trẻ khi sinh ra mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng là 1/700 – 1/500. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ được sinh ra. Như vậy, với tỷ lệ trên, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng.
Phân tích của bác sĩ Phương cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị dị tật khe hở môi – vòm miệng như: tác động của yếu tố di truyền, tác động của phẫu thuật tạo hình môi – vòm miệng...
Ngoài ra, còn có khoảng 70% trẻ mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng là do thói quen cận chức năng thở miệng đã ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm trên, gây nên thiểu sản xương hàm trên.
Ngoài việc răng mọc chen chúc khó vệ sinh răng miệng thì thiểu sản xương hàm trên còn biểu hiện trên lâm sàng là gây nên tình trạng cắn chéo răng sau và rối loạn khớp cắn.
“Sự rối loạn khớp cắn tác động rất lớn lên sự phát triển xương, làm nghiêng mặt phẳng xương hàm trên về bên lành, góc hàm và lồi cầu bên bệnh ở vị trí cao hơn”, bác sĩ Phương giải thích.
Việc điều trị bệnh nhân bị dị tật khe hở môi – vòm miệng, theo bác sĩ Phương là thực hiện phương pháp nới rộng xương hàm trên. Nguyên tắc điều trị là mở rộng xương hàm trên, giãn xương ổ răng, nghiêng răng.
“Ở bệnh nhân bị dị tật khe hở môi – vòm miệng thì hẹp cung răng trên chủ yếu do sự kém phát triển về xương, nên mục tiêu chính là mở rộng xương hàm trên giãn xương ổ răng”, bác sĩ Phương nói.
Để nới rộng xương hàm trên, có 3 nhóm chính là: nâng đỡ răng trên, nâng đỡ trên răng và trên mô, kết hợp nâng đỡ trên xương. Trong đó, khí cụ kết hợp nâng đỡ trên xương sử dụng minivis cắm vào khẩu cái, thường dùng sau giai đoạn tăng trưởng xương; khí cụ nâng đỡ trên răng phổ biến là khí cụ hyrax, bệnh nhân dễ thích nghi và vệ sinh răng miệng và khí cụ nâng đỡ trên răng và trên mô phổ biến là khí cụ Haas có tấm nhựa áp vào niêm mạc khẩu cái gây kích thích niêm mạc và khó vệ sinh răng miệng.
Thời gian để thực hiện nới rộng xương hàm trên là trước phẫu thuật ghép xương ổ răng và sau phẫu thuật ghép xương ổ răng ít nhất 3 tháng.