Mỗi tháng chồng đưa vợ 30 triệu, tuyên bố 'chẳng ai sướng hơn em'
Mỗi tháng em cầm 30 triệu từ chồng giống như nhận một ơn huệ của anh ấy và phải lo tròn trọng trách là chăm sóc gia đình thật tốt..., người vợ kể.
Cuộc sống hôn nhân ai cũng có vai trò, trách nhiệm riêng, chồng lo kinh tế thì vợ vun vén chăm lo tổ ấm. Công việc nào cũng có những vất vả, lo toan nhưng đôi khi chúng ta lại không hiểu thấu điều ấy dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng.
Cũng vì thất vọng với lối sống vô tâm, áp đặt của chồng, mới đây một người vợ đã vào mạng xã hội chia sẻ câu chuyện hôn nhân của mình. Chuyện cô kể như sau: "Tổng thu nhập của chồng em được 40 triệu/ tháng. Nói chung sau khi kết hôn, em không phải lo gánh nặng kinh tế vì anh ấy biết tính toán làm ăn. Có điều để kiếm được mức thu nhập đó, đương nhiên anh phải đánh đổi rất nhiều trong đó nhìn rõ nhất là thời gian, hầu như anh chẳng bao giờ san sẻ được việc nhà cùng vợ.
Bài chia sẻ của người vợ
Quan trọng hơn, chồng em luôn nghĩ vợ mình sướng bởi lấy được người biết kiếm tiền. Mỗi tháng em cầm 30 triệu từ chồng giống như nhận một ơn huệ của anh ấy và phải lo tròn trọng trách là chăm sóc gia đình thật tốt. Ngày nào cũng cơm dẻo canh ngọt phục vụ đúng ý chồng.
Cách đây hơn 1 tháng, đến ngày đèn đỏ em đau lưng quá nên đi làm về, đón được con để cho chúng tự chơi với nhau là mau mải nấu qua bữa tối rồi về giường nằm. 9h tối chồng đánh tennis về thấy nhà cửa bừa bộn, cơm toàn món ăn lại của hôm trước, anh cằn nhằn bảo có vợ như không, 1 tháng đưa vợ ngần đó tiền mà ăn uống không ra sao, lặng thà anh mang tiền đó đi ăn hàng còn tươm tất.
Trong người mệt mỏi, chồng đã không quan tâm còn cứ đay nghiến kiểu ấy làm em gần như phát khùng. Ức quá em ngồi bật dậy vào tủ lấy 30 triệu chồng đưa hôm trước còn chưa tiêu tới đồng nào bảo: 'Được, từ mai thực hiện cả nhà ăn cơm hàng. Tôi sẽ góp tiền ăn với anh, cứ cưa đôi mỗi người lo một nửa như thế tôi cũng nhàn thân mà anh thì được người ta phục vụ tươm tất'.
Nói là làm, từ hôm sau em tuyệt nhiên không vào bếp nấu nướng, đi làm về tắm giặt cho con xong, em nằm xem tivi tới giờ ra quán ăn hoặc gọi người ta mang tới tận nhà. Chi phí mỗi bữa chia đôi, vợ chồng mỗi người trả một nửa. Mâm bát, nhà cửa cũng chia đôi mỗi người dọn một hôm. Quần áo anh ấy thay ra em không giặt, cho tự mang ra tiệm giặt là.
Thực hiện nửa tháng như thế, nhìn con số chi tiêu tăng chóng mặt chồng em bắt đầu tỏ ra hoảng nhưng em điềm nhiên như không. Đổi lại bản thân còn rất thoải mái vì có thời gian dành cho bản thân. Lúc trước đi làm về phải cắm cổ nấu nướng, dọn dẹp thì giờ em đưa con đi chơi, cà phê bạn bè cả tuần cũng được.
Tới ngày thứ 19, sau khi trả hóa đơn bữa cơm hết 450k, chồng em bắt đầu lẩm bẩm sai vợ từ mai tự nấu cơm ăn chứ ăn uống thế đắt mà chán không nuốt nổi. Lúc ấy em vẫn cười nhạt hỏi lại: 'Sao anh nói có tiền ăn cơm hàng tươm tất hơn'. Anh không nói gì, em lên tiếng tiếp: 'Với anh 30 triệu đưa vợ là to, anh nghĩ em sung sướng hơn người khi được chồng đưa ngần ấy tiền mà có bao giờ nghĩ, vợ mình phải hi sinh những gì cho gia đình, cho chồng con.
Ảnh minh họa
30 triệu/ tháng là lớn vậy còn thời gian, công sức hàng ngày hàng giờ em dành để chăm lo vun vén cho tổ ấm là nhỏ à. Nếu không phải vì quần quật từ sáng tới chiều lo cho chồng con, em đã được thảnh thơi sống cuộc sống thoải mái tự tại như những ngày vừa rồi. Với em sự tự do, thoải mái đáng giá hơn 30 triệu anh đưa nhiều'.
Nói xong em về phòng đóng cửa, hôm sau vẫn tiếp tục duy trì cơm quán. Vài hôm liền như vậy nữa, tối qua đi làm về tự nhiên em lại thấy chồng đi chợ nấu ăn rồi bảo vợ: 'Thôi vợ chồng mình đừng chiến tranh nữa. Anh biết mình sai rồi".
Câu chuyện khiến nhiều chị em nhận thấy đâu đó có bóng dáng của mình trong đấy bởi mâu thuẫn về tiền bạc tài chính là vấn đề mà không ít cặp vợ chồng gặp phải. Đặc biệt khi đàn ông kiếm ra tiền luôn tự cho mình "quyền phán xử", định đoạt cuộc sống, không tôn trọng tiếng nói của bạn đời. Do vậy màn "vùng dậy" của người vợ trong câu chuyện trên nhận sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Họ cho rằng nhẫn nhịn, hi sinh nhiều quá mà chồng không biết trân trọng thì cần phải vùng lên giành sự công bằng cho mình trong tổ ấm.