Mộng và Thực có sự tương quan như thế nào?

Mộng và Thực mà bạn có là chuyện bình thường, tuy nó làm bạn ngạc nhiên nhưng không có gì phải lo lắng cả. Có khá nhiều người cũng có các giấc chiêm bao chính xác tựa như bạn. Tuy nhiên, nếu không giữ được tâm thanh thản, không trau dồi đạo đức thì hiện tượng trên thưa dần rồi mất hẳn.

Mộng và thực mà bạn có là chuyện bình thường, tuy nó làm bạn ngạc nhiên nhưng không có gì phải lo lắng cả. Có khá nhiều người cũng có các giấc chiêm bao chính xác tựa như bạn. Tuy nhiên, trong tương quan giữa mộng và thực, nếu không giữ được tâm thanh thản, không trau dồi đạo đức thì hiện tượng trên thưa dần rồi mất hẳn.

Hỏi: Con thường gặp những giấc mơ rất kỳ lạ. Trong mơ, con thấy nhiều hình ảnh chùa viện mà con chưa từng thấy trước đó bao giờ. Sau đó, trong những dịp đi hành hương hay công tác, con gặp lại những ngôi chùa từng xuất hiện trong giấc mơ với đẩy đủ từng chi tiết. Con hết sức ngạc nhiên và có phần lo lắng, không biết trong con có vấn đề gì không? Một điều nữa, con có những cảm xúc kỳ lạ thậm chí không cẩm được nước mắt khi nghe quý thầy quý cô tụng kinh, không biết con bị nghiệp duyên gì? Ở đây có sự tương quan giữa mộng và thực hay không?

Đáp:

Bạn có nhiều duyên lành với phật pháp và có một phước báo đặc biệt. Chiêm bao – nói theo ngôn ngữ thông dụng là nằm mơ hoặc mộng. Đã là mộng ắt hẳn không phải thực. Theo Tâm lý học Phật giáo, mộng là sự phản ánh ký ức lên ý thức trong giấc ngủ có tính hệ thống hoặc rời rạc các hình ảnh, sự kiện, những mơ ước, khát vọng… Đôi khi các dữ kiện ta thấy, giữa mộng và thực trong mộng nhưng thực tế mình chưa từng kinh nghiệm qua, nghĩa là chưa từng có ký ức. Đó chỉ là kết quả của sự “vận động” các dữ liệu mà ta đã có từ trước.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn là bạn đã “thấy”các hình ảnh thông qua giấc mộng. Nếu là bậc Thánh đã chứng ngộ, có thần thông thì việc thấy biết như vậy là chuyện bình thường. Theo Duy thức học, nằm sâu dưới ý thức còn có Mạt na thức và Tàng thức hay A lại da thức. Tầm hoạt động của A lại da thức rất rộng, bao trùm cả vũ trụ và mọi hoạt động của đời sống nhân sinh.

Những người bình thường, tâm tán loạn, nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác, không định tâm, do đó không thể khai thác kho tàng nhận thức vô tận của A lại da thức, này. Chỉ có những hành giả nỗ lực tu tập thiền định, nhờ định lực, tâm không còn các tạp niệm, nội tâm hoàn toàn vắng lặng và trong suốt, họ mới có khả năng và có cơ hội tiếp cận để được soi sáng bởi A lại da.

Bạn không tu tập thiền định mà vẫn có được khả năng này có thể là do phước báo tu tập thiền định từ nhiều đời quá khứ. Nhờ phước báo còn dư lại nên bạn có khả năng đặc biệt này, các dữ liệu mà A lại da thu được đã truyền qua Ý thức thông qua chiêm bao để bạn biết. Nhưng không phải lúc nào “kênh” truyền giữa A lại da và Ý thức cũng liên tục, do đó nó dễ dàng lẫn lộn với các sự kiện của chiêm bao bình thường.

Mộng và thực mà bạn có là chuyện bình thường, tuy nó làm bạn ngạc nhiên nhưng không có gì phải lo lắng cả.

Điều này dẫn đến kết quả đôi lúc chiêm bao đúng, còn lại hầu hết đều là mộng mị. Việc các giấc mộng của bạn thường đúng về chùa chiền chứng tỏ tâm lực của bạn hướng về chùa khá mạnh nên sự “kết nối” theo hướng này phần lớn chính xác.

Sự trùng hợp giữa mộng và thực mà bạn có là chuyện bình thường, tuy nó làm bạn ngạc nhiên nhưng không có gì phải lo lắng cả. Có khá nhiều người cũng có các giấc chiêm bao chính xác tựa như bạn. Tuy nhiên, nếu không giữ được tâm thanh thản, không trau dồi đạo đức thì hiện tượng trên thưa dần rồi mất hẳn. Nếu quả thực bạn có được khả năng đặc biệt này, theo chúng tôi, bạn cần nên nỗ lực tu tập thiền định và gần gũi các bậc minh sư để trưởng dưỡng năng lực này.

Bạn nghe tăng, ni tụng kinh, dẫu chưa hiểu nội dung kinh ấy nói gì mà nước mắt tuôn rơi là tâm bạn có vấn đề. Thường người ta chỉ khóc khi nghe Tăng, Ni tụng kinh về hiếu đạo, về nhân quả khiến người nghe cảm thấy ân hận về những lầm lỗi của mình.

Khi nghe kinh, tâm người nghe lắng lại, vơi bớt buồn phiền, tinh thần thư thái, khiến người nghe cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn. Nghe kinh rồi sầu bi như bạn thì làm sao giải thoát? Có thể đây là quả báo trong một tiền kiếp nào đó, bạn nghe Tăng, Ni tụng kinh rồi chế nhạo vì cảm thấy những lời ê a ấy rất tức cười.

Bạn nên sám hối nghiệp chướng của mình bằng cách thường xuyên dự các khóa lễ Sám hối hàng tháng vào các ngày 30 và 14 âm lịch tại các chùa viện. Đồng thời bạn nên tập nghe kinh bằng trí tuệ chứ không phải bằng tình cảm. Bởi vì tất cả các bộ kinh đều có nội dung bỏ ác làm lành, các phương pháp tu học để được giải thoát.

Do vậy, khi nghe kinh phải lắng nghe một cách rõ ràng, phải hiểu kinh này Phật dạy những điều gì rồi đem những lời Phật dạy áp dụng trong đời sống hàng ngày, như vậy mới là người biết nghe kinh Phật.

Trích: Phật Pháp Bách vấn – Huyền Ngu – Quảng Tính, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tuong-quan-mong-va-thuc.html