Một ngày ở điểm trường đặc biệt nơi ngã ba biên giới

Đến với điểm trường bản Ón huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) mới thấy hết được những gian lao, sự hi sinh thầm lặng mà những thầy cô đang ngày đêm cắm bản gieo chữ cho những đứa trẻ nghèo nơi ngã ba biên giới.

Điểm trường bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa - là một trong những điểm trường lẻ thuộc diện đặc biệt khó khăn ở huyện biên giới này

Điểm trường bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa - là một trong những điểm trường lẻ thuộc diện đặc biệt khó khăn ở huyện biên giới này

Điểm trường này nằm ở bản có 100% đồng bào là dân tộc Mông, cách mốc biên giới 270 khoảng 2 km. Đây được gọi là bản ngã ba biên giới do giáp Lào và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Điểm trường này nằm ở bản có 100% đồng bào là dân tộc Mông, cách mốc biên giới 270 khoảng 2 km. Đây được gọi là bản ngã ba biên giới do giáp Lào và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Đường tới điểm trường là những cung đường ngoằn ngoèo với những dốc cao dựng đứng...

Đường tới điểm trường là những cung đường ngoằn ngoèo với những dốc cao dựng đứng...

... hay những đoạn đường đất cứ mưa xuống là ngập, lầy

... hay những đoạn đường đất cứ mưa xuống là ngập, lầy

Thầy giáo Hà Văn Dạn đang trên đường vào điểm trường Ón - nơi thầy đã có nhiều năm cắm bản gieo chữ cho các học trò nơi đây

Thầy giáo Hà Văn Dạn đang trên đường vào điểm trường Ón - nơi thầy đã có nhiều năm cắm bản gieo chữ cho các học trò nơi đây

Điểm trường bản Ón nằm bên lưng chừng một ngọn núi. Trước đây, trường chỉ là những ngôi nhà tạm tranh tre nứa lá, nhưng nhờ sự quan tâm của nhà nước, sự chung tay của những nhà hảo tâm, ngôi trường lắp ghép đã được dựng lên kiên cố, giúp các thầy cô, học trò nơi đây bớt lo lắng mỗi khi mưa bão, ít giá lạnh khi đông về

Điểm trường bản Ón nằm bên lưng chừng một ngọn núi. Trước đây, trường chỉ là những ngôi nhà tạm tranh tre nứa lá, nhưng nhờ sự quan tâm của nhà nước, sự chung tay của những nhà hảo tâm, ngôi trường lắp ghép đã được dựng lên kiên cố, giúp các thầy cô, học trò nơi đây bớt lo lắng mỗi khi mưa bão, ít giá lạnh khi đông về

Những đứa trẻ ở Ón đi chân trần, mong manh trong tà áo cũ vẫn ngày ngày miệt mài cuốc bộ 5-7 km tới trường tìm con chữ

Những đứa trẻ ở Ón đi chân trần, mong manh trong tà áo cũ vẫn ngày ngày miệt mài cuốc bộ 5-7 km tới trường tìm con chữ

Những gương mặt trẻ thơ, ánh mắt hồn nhiên là động lực lớn giúp những thầy cô nơi đây yên tâm, vững tin bám bản, bám trường dù có lúc họ như muốn buông bỏ, bật khóc vì nỗi nhớ nhà

Những gương mặt trẻ thơ, ánh mắt hồn nhiên là động lực lớn giúp những thầy cô nơi đây yên tâm, vững tin bám bản, bám trường dù có lúc họ như muốn buông bỏ, bật khóc vì nỗi nhớ nhà

Thầy Hà Văn Dạn...

Thầy Hà Văn Dạn...

... thầy Vi Văn Truân là hiện thân cho sự hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ thầy cô để mang con chữ tới những vùng khó khăn, đặc biệt xa xôi của tỉnh Thanh Hóa

... thầy Vi Văn Truân là hiện thân cho sự hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ thầy cô để mang con chữ tới những vùng khó khăn, đặc biệt xa xôi của tỉnh Thanh Hóa

Điểm trường tiểu học tại Ón có 5 giáo viên cắm bản, trong đó nữ duy nhất chỉ có cô giáo Quách Thị Minh

Điểm trường tiểu học tại Ón có 5 giáo viên cắm bản, trong đó nữ duy nhất chỉ có cô giáo Quách Thị Minh

Còn điểm trường mầm non có 3 giáo viên, tất cả đều là nữ. Các nữ giáo viên cắm bản ở Ón đều là những người còn rất trẻ, nhiều người trong số đó để lại chồng, con ở quê nhà để lên với những đứa trẻ vùng cao

Còn điểm trường mầm non có 3 giáo viên, tất cả đều là nữ. Các nữ giáo viên cắm bản ở Ón đều là những người còn rất trẻ, nhiều người trong số đó để lại chồng, con ở quê nhà để lên với những đứa trẻ vùng cao

Mọi sinh hoạt thường ngày, các thầy cô giáo đều phải tự lo toan

Mọi sinh hoạt thường ngày, các thầy cô giáo đều phải tự lo toan

Niềm vui, niềm an ủi của các giáo viên cắm bản trong dịp 20-11-2021

Niềm vui, niềm an ủi của các giáo viên cắm bản trong dịp 20-11-2021

Với những người gieo chữ như cô Quách Thị Minh, dịp 20-11 được học trò nhớ tới là hạnh phúc lắm rồi. Dẫu chỉ là những bông hoa rừng, nhưng với những thầy cô nơi "thâm sơn cùng cốc" họ thấy vui, bớt tủi thân

Với những người gieo chữ như cô Quách Thị Minh, dịp 20-11 được học trò nhớ tới là hạnh phúc lắm rồi. Dẫu chỉ là những bông hoa rừng, nhưng với những thầy cô nơi "thâm sơn cùng cốc" họ thấy vui, bớt tủi thân

Phóng sự ảnh: Tuấn Minh

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/mot-ngay-o-diem-truong-dac-biet-noi-nga-ba-bien-gioi-2021111911061171.htm