Một nước Mỹ chia rẽ sâu sắc và những điều rút ra từ cuộc bầu cử 2020
Dù ai chiến thắng đi chăng nữa, chủ nghĩa dân túy vẫn sẽ tồn tại ở Mỹ.
Hàng tháng trời biểu tình điên cuồng, 13,9 tỷ USD được dốc cho chiến dịch tranh cử, một đại dịch đang hoành hành và các cuộc biểu tình về vấn đề sắc tộc diễn ra rầm rộ. Hai tuần sau ngày bầu cử, nước Mỹ vẫn còn đang trong giai đoạn quyết định khi chưa thể chính thức chốt ông Joe Biden hay ông Donald Trump sẽ là Tổng thống tiếp theo. Lưỡng viện có khả năng bị phân chia giữa Hạ viện thuộc Đảng Dân chủ và Thượng viện của Đảng Cộng hòa — mặc dù kết quả này vẫn chưa chắc chắn cho đến khi cuộc đua kết thúc vào tháng Giêng tới.
Tuy nhiên dù ai chiến thắng đi chăng nữa, chủ nghĩa dân túy vẫn sẽ tồn tại ở Mỹ. Với cuộc bầu cử này, rõ ràng là chiến thắng đáng kinh ngạc của ông Trump vào năm 2016 không phải là một sự bất ngờ tạm thời mà là khởi đầu của một sự thay đổi ý thức hệ sâu sắc trong đảng của ông. Vượt ngoài mong đợi và mặc cho dịch bệnh Covid-19, ông đã giành được nhiều hơn hàng triệu phiếu bầu từ số cử tri đi bầu khổng lồ trong đợt bầu cử năm 2020 so với số phiếu đạt ở mức vừa phải trong cuộc bầu cử năm 2016.
Không bị cuốn theo làn sóng xanh, đảng Cộng hòa đã giành được thêm ghế trong Hạ viện và dường như vẫn có thể giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Đảng Cộng hòa, vốn nằm trong tầm kiểm soát của ông Trump khi ông còn đương nhiệm, thì bây giờ có lẽ sẽ khó thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí ông Trump, hoặc một thành viên trong gia đình ông, có thể tham gia tranh cử vào Nhà Trắng vào năm 2024.
Thế giới bên ngoài, vốn đang theo dõi cuộc chạy đua này với sự quan tâm đặc biệt, sẽ rút ra hai kết luận từ việc nước Mỹ đã không chối bỏ ông Trump một cách dứt khoát hơn. Đối tượng đầu tiên sẽ là những người theo chủ nghĩa dân tộc dân túy tìm kiếm nguồn cảm hứng từ ông Trump. Họ sẽ cho rằng xu hướng chính trị của mình có thể có một tương lai tươi sáng hơn bên ngoài nước Mỹ. Một thất bại nặng nề đối với ông Trump có thể gây ra rắc rối cho các chính trị gia như Jair Bolsonaro ở Brazil và Marine Le Pen ở Pháp. Trong khi, Nigel Farage, vốn từng là lãnh đạo của Đảng Brexit, đang bận rộn lên kế hoạch cho sự trở lại của mình. Sự kiên trì ủng hộ đối với ông Trump cho thấy rằng làn sóng phản đối người nhập cư, giới tinh hoa đô thị và toàn cầu hóa - vốn đang diễn ra nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09 - vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Kết luận thứ hai là việc cần phải cảnh giác khi dựa vào nước Mỹ. Ông Trump lật ngược các đối ngoại, coi thường các liên minh và chủ nghĩa đa phương. Ngược lại, ông Biden thấm nhuần các giá trị truyền thống của ngoại giao Mỹ từ thời còn ở Thượng viện. Ông chắc chắn sẽ tìm cách khôi phục mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh và tăng cường năng lực quản lý trên toàn cầu, chẳng hạn, vẫn duy trì tư cách thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới và tái tham gia thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Nhưng sau kết quả bầu cử này, chúng ta biết rằng tất cả các đông thái trên có thể bị đảo ngược trở lại vào năm 2024.
Ở trong nước, tình hình có vẻ phức tạp hơn, nhưng cũng chứa đựng những bài học cho cả hai Đảng — và cho vai trò quản lý của họ đối với nước Mỹ. Thông điệp khó nhất là dành cho đảng Dân chủ. Việc họ không chiếm đa số ở Thượng viện có nghĩa là ông Biden sẽ phải vật lộn để thông qua các dự luật hoặc bổ nhiệm thẩm phán. Các dự luật về cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe và luật môi trường đều có thể bị Quốc hội phủ quyết.
Thất bại đó phần nào phản ánh việc đảng Dân chủ không có khả năng thu hút cử tri da trắng, những cử tri không có trình độ đại học, đặc biệt là ở vùng nông thôn Mỹ. Họ cũng có kết quả kém hơn mong đợi đối với nhóm cử tri là giới trẻ người Mỹ gốc Phi và cử tri gốc Tây Ban Nha ở Florida và Texas. Những tổn thất này làm sói mòn giả định của Đảng Dân chủ rằng, khi nước Mỹ ngày càng trở nên ít người da trắng hơn và xuất hiện nhiều khu vực ngoại ô hơn thì họ có thể cầm chắc chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Thay vào đó, họ sẽ cần kiếm được sự ủng hộ bằng cách phản bác lại những tuyên bố của Đảng Cộng hòa rằng họ chống lại sự tự do của doanh nghiệp.
Đảng Cộng hòa cũng nhận được với những bài học. Chủ nghĩa Trump có giới hạn của nó. Nếu họ ngăn chặn tất cả các thủ tục pháp lý tại Thượng viện để làm giảm uy tín của ông Biden, điều này có thể sẽ đánh dấu một chu kỳ bầu cử khác lại tiếp tục chứng kiến sự bế tắc và sự cạnh tranh ăn thua giữa các đảng phái ngăn cản nước Mỹ có thể giải quyết các vấn đề của mình. Những cử tri da đen và gốc Tây Ban Nha đã đứng về phía Đảng Cộng hòa trong đợt bầu cử này cho thấy rằng đảng có thể giành được sự ủng hộ từ nhóm người thiểu số và các nhóm dân tộc không phải là thiểu số. Sẽ tốt hơn nếu họ có thể đưa ra những tín hiệu tích cực cho đảng của mình như tìm cách mở rộng địa bàn của mình bằng cách gia tăng uy tín, chẳng hạn như các dự luật cải cách tư pháp hình sự hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ọp ẹp của Mỹ.
Cuộc bầu cử này một lần nữa cho thấy nước Mỹ là một quốc gia bị chia rẽ. Nhiều chính trị gia của đất nước này cũng góp công vào sự chia rẽ, và không ai chia rẽ nhiều hơn bằng ông Trump.
Tham khảo The Economist