Một số bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường có tỷ lệ mắc cao, chiều hướng gia tăng

Theo Bộ Y tế, một trong những khó khăn của các địa phương như không bố trí đủ kinh phí triển khai hoạt động y tế trường học, nhiều cơ sở giáo dục không có nhân viên y tế trường học hoặc có nhân viên y tế trường học nhưng là kiêm nhiệm ...

Bộ Y tế đã có công văn 2157/BYT-PB 2025 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Một số bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường có tỷ lệ mắc cao, có chiều hướng gia tăng

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương không ngừng cố gắng để triển khai các nhiệm vụ về y tế trường học và đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác kiện toàn, phát triển hệ thống, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, một số bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường có tỷ lệ mắc cao và có chiều hướng gia tăng song chưa được đầu tư giải quyết.

Một trong những khó khăn của các địa phương như không bố trí đủ kinh phí triển khai hoạt động y tế trường học, nhiều cơ sở giáo dục không có nhân viên y tế trường học hoặc có nhân viên y tế trường học nhưng là kiêm nhiệm và một số địa phương chuyển toàn bộ nhân viên y tế trường học công tác trong cơ sở giáo dục sang trạm y tế xã.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường triển khai công tác y tế trường học.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường triển khai công tác y tế trường học.

Để tăng cường triển khai có hiệu quả công tác y tế trường học, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo một số nội dung, cụ thể:

Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026 theo Quyết định số 2616/QĐ-BYT ngày 04/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Về việc đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học theo quy định tại Thông tư số 28/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế (quy định phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo dành cho nhân viên y tế làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe và các cơ sở y tê có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực y tế xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu đào tạo phù hợp với từng đối tượng; công bố công khai thông tin về khóa đào tạo trên trang thông tin điện tử của cơ sẽ trước khi tổ chức; đồng thời tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định pháp luật hiện hành về giáo dục.

Cùng đó, đánh giá, tổng kết tổng kết việc triển khai các Chương trình, Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2019-2025 bao gồm: Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên đề nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phê quản giai đoạn 2018-2025"; Chương trình Sức khỏe học đường giai doạn 2021-2025 và Chương trình tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025.

Cơ sở giáo dục cần tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh tật học đường và dịch bệnh lây nhiễm

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở này hối hợp với ngành y tế tổ chức các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học theo Thông tư số 28/2023/TT- BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2023 quy định về phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo dành cho nhân viên y tế làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục cử nhân viên y tế trường học tham gia và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nêu trên trước ngày 31/12/2025; đảm bảo từ ngày 01/01/2026, những nhân viên đã được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định mới được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong cơ sở giáo dục.

Cơ sở giáo dục cần tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh tật học đường và dịch bệnh lây nhiễm.

Cơ sở giáo dục cần tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh tật học đường và dịch bệnh lây nhiễm.

Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh tật học đường, phòng chống dịch bệnh lây nhiễm; đồng thời bảo đảm dinh dưỡng học đường và an toàn thực phẩm.

Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học, Thông tư số 33/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Quyết định số 2616/QĐ-BYT ngày 04/9/2024 của Bộ Y tế về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026.

Thái Bình

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/mot-so-benh-tat-thuong-gap-o-lua-tuoi-hoc-duong-co-ty-le-mac-cao-chieu-huong-gia-tang-169250415205548578.htm