Một số ít quốc gia trên thế giới còn sử dụng phổ biến thịt bò nóng
Một số ít quốc gia trên thế giới đến nay vẫn còn sử dụng phổ biến thịt bò nóng (thịt được tiêu thụ và giết mổ trong ngày) hơn là thịt bò mát.
Thói quen tiêu dùng thịt bò nóng
Thói quen mua thịt nóng để dùng hàng ngày vẫn còn phổ biến ở rất nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người lớn tuổi. Họ cho rằng, thịt được tiêu thụ và giết mổ trong ngày mới là thịt tươi. Đây cũng chính là lý do người tiêu dùng thường đi chợ vào sáng sớm để mua được thịt mới, những sạp thịt tại chợ truyền thống cũng được mở từ sớm để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Ngoài ra, có thể đánh giá chất lượng thịt bằng mùi, màu sắc và cảm giác khi chạm vào. Bên cạnh đó, ở một số nơi, nguyên nhân khiến người tiêu dùng ưu tiên sử dụng thịt nóng là do ngành điện lạnh mới chỉ được phổ cập rộng rãi trong vài năm gần đây. Trong khi hầu hết các hộ gia đình ở thành thị đều đã có tủ lạnh thì rất nhiều hộ gia đình ở nông thôn hoặc thuê nhà ở khu vực thành thị có thu nhập thấp chưa thể sở hữu thiết bị này, hoặc chỉ sở hữu tủ lạnh mini nếu khá khẩm hơn.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Theo chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trênTạp chí Chăn nuôi Việt Nam, trị số pH của thịt sau khi giết mổ có vai trò quan trọng, biểu thị khả năng sử dụng của thịt, khả năng liên kết với nước và giúp suy đoán được sự phát triển của vi sinh vật.
Trong khi đó, đối với thịt nóng được tiêu thụ ngay sau giết mổ, trị số pH giảm rất nhanh và đạt khoảng 5,1 hoặc thấp hơn do không được hạ nhiệt tâm thịt. Loại thịt này được gọi là thịt PSE (pale, soft, exudative) với đặc điểm là nhạt màu, mềm nhão, bị rỉ dịch.
Do pH giảm nhanh nên thịt này giảm khả năng liên kết với nước, rất dễ khô dai, đồng thời nhanh bị giảm chất lượng. Nhất là với thời tiết mùa hè, thịt sẽ rất dễ hư hỏng do các quầy thịt nóng ngoài chợ không được bảo quản. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến như salmonella phát triển tốt nhất trong nhiệt độ khoảng 30 độ. Ở nhiệt độ này, chỉ cần khoảng 1 giờ là vi khuẩn đã phát triển đáng kể khiến thịt giảm chất lượng, bao gồm đặc điểm phổ biến như: sinh nhớt, thịt chua, có màu tái, mùi khó chịu… là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý đau bụng, tiêu chảy của con người.
Thay đổi thói quen tiêu dùng
Chế biến và tiêu thụ thịt bò mát là điều kiện gần như bắt buộc tại hầu hết các quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, tại nước ta, việc tiếp cận với sản phẩm này còn khá hạn chế. Đồng thời, công nghệ sản xuất thịt bò mát đòi hỏi sự nghiêm túc đầu tư của doanh nghiệp.
Theo quy trình sản xuất thịt bò mát chuẩn Úc của BeefDaily, thịt ngay sau khi giết mổ sẽ được qua quá trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt xuống 0 – 4 độ C. Trước khi giết mổ, bò được nghỉ ngơi và không bị căng thẳng, stress. Do đó, trị số pH thu được ở loại thịt này thông thường sẽ là 5,6 – 5,9, là độ pH lý tưởng để thịt mềm dẻo, có thể tươi ngon trong khoảng 5 ngày nếu bảo quản từ 0-4 độ C. Đồng thời, với thịt bò mát, ngay sau khi làm mát, thịt sẽ được ủ ở nhiệt độ từ 0-2 độ C trong khoảng 14 ngày để làm mềm thịt.
Ông Darren – Giám đốc kỹ thuật thương hiệu thịt bò mát BeefDaily cho biết: “Bên cạnh hệ thống trang trại bò Úc đạt chuẩn Global GAP, BeefDaily đã đầu tư dây chuyền giết mổ, chế biến, đóng gói và phân phối hiện đại chuẩn Úc nhằm mang đến sản phẩm thịt bò mát mềm ngọt, dinh dưỡng và an toàn đến tay người tiêu dùng.”
Thay đổi thói quen người tiêu dùng không phải là vấn đề có thể cải thiện trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược cùng tiềm năng phát triển thị trường thịt bò mát trong giai đoạn sắp tới, BeefDaily khẳng định mục tiêu chinh phục người tiêu dùng Việt bằng sản phẩm thịt bò mát mềm ngọt, dinh dưỡng và chất lượng.
Ra mắt vào tháng 3/2020, đến nay, thịt bò mát chuẩn Úc BeefDaily đã có mặt tại hơn 30 đại lý thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Dự kiến, đơn vị này sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, hướng tới mục tiêu 200 điểm bán vào cuối năm 2020.