Một tháng sau khi mẹ kế qua đời, tôi dọn dẹp phòng ngủ của bà và phát hiện một lá thư kẹp trong cuốn sổ đen giấu kín ở hộc tủ, khiến tôi đau đớn khi nhận ra mình đã hiểu sai về bà

Thì ra trong mắt mẹ kế, tôi lại là một đứa con như thế sao?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi từng rất hận mẹ kế. Mẹ ruột tôi mất chưa lâu thì bà đã theo bố tôi về nhà, trở thành người mẹ thứ hai của tôi. Lúc đó, tôi mới 13 tuổi, ngang bướng và luôn chống đối mẹ kế bằng mọi cách. Tôi không gọi bà là "mẹ" mà thay vào đó gọi là "dì ghẻ". "Dì ghẻ có bao giờ yêu thương con chồng", "dì ghẻ độc ác trong những câu chuyện cổ tích"... Tôi chưa từng nghĩ đến cảm xúc của bà khi nghe tôi gọi như vậy.

Khi tôi lớn lên, mối quan hệ với mẹ kế càng xa cách. Học đại học, tôi ít khi về nhà hơn. Mỗi lần về, bố lại yêu cầu tôi gọi bà là mẹ, và ông mắng mỏ khi tôi không nghe lời mẹ kế. Càng bị ép buộc, tôi càng ghét bà hơn.

Ngày tôi cưới, mẹ kế không xuất hiện trong lễ cưới, chỉ gửi bố đem đến cho tôi 5 lượng vàng. Bố buồn rầu nói rằng đó là toàn bộ số tiền mẹ kế dành dụm, bà xem tôi như con đẻ mà cho lại tôi.

Sau này, mối quan hệ giữa tôi và bà có phần hòa hoãn hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng tôi vẫn không thể gọi bà một tiếng "mẹ". Mãi đến khi bà hấp hối, nắm tay tôi và thì thầm bảo tôi gọi mẹ, tôi cũng ấp úng không thốt ra được.

Hôm qua, tôi về thăm nhà, dọn dẹp phòng ngủ của mẹ kế sau một tháng bà mất. Căn nhà trước đây luôn sạch sẽ, thơm thoang thoảng hương hoa bưởi, giờ trống vắng đến đau lòng.

Khi dọn tủ quần áo của bà, tôi phát hiện cuốn sổ đen. Mở ra xem, tôi đau đớn bật khóc trước những dòng nhật ký đầy tủi hờn, hạnh phúc của mẹ kế. Bà đau buồn, mất ngủ mỗi khi nghe tôi gọi "dì ghẻ". Bà vui mừng, sung sướng khi biết tôi đạt học bổng. Bà bán hết vàng cưới mà ba tôi tặng để đóng học phí cho tôi học đại học. Bà đi làm lao công, giúp việc theo giờ để kiếm tiền gửi cho tôi trong thời gian tôi nghỉ việc vì sợ tôi bị nhà chồng ức hiếp. Bà khao khát được nghe tôi gọi "mẹ".

Lá thư kẹp trong cuốn sổ là bức thư đầu tiên tôi gửi để cảm ơn mẹ kế vì 5 lượng vàng cưới. Bà trân trọng nó như bảo vật.

Nước mắt thấm nhòe cuốn sổ lúc nào không hay. Tôi ân hận gọi mẹ dù bà không còn nghe được nữa. Giá như tôi mở lòng hơn, hạ bớt sự thù hằn với bà. Phải chi... Tôi hối hận quá.

Như Ý(T/H)

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mot-thang-sau-khi-me-ke-qua-doi-toi-don-dep-phong-ngu-cua-ba-va-phat-hien-mot-la-thu-kep-trong-cuon-so-den-giau-kin-o-hoc-tu-khien-toi-dau-don-khi-nhan-ra-minh-da-hieu-sai-ve-ba/20240725111533479