Một tục lệ đầu năm giữ Tết không 'chết' nơi người trẻ

Giữa lo lắng về sự lụi tàn của truyền thống Tết Nguyên đán, những Hoa kiều lớn tuổi tại Hàn Quốc nhìn thấy hy vọng từ những sắc đỏ phong bao lì xì may mắn.

'Tôi sợ chúng tôi sẽ là thế hệ cuối cùng bận tâm với 'jesa' (các nghi thức thờ cúng tổ tiên) cho ngày đầu năm mới và các dịp khác', Li Pao-li, chủ tịch Hiệp hội Cư dân Trung Quốc tại Hàn Quốc nói.

'Tôi sợ chúng tôi sẽ là thế hệ cuối cùng bận tâm với 'jesa' (các nghi thức thờ cúng tổ tiên) cho ngày đầu năm mới và các dịp khác', Li Pao-li, chủ tịch Hiệp hội Cư dân Trung Quốc tại Hàn Quốc nói.

Cộng đồng người Hàn Quốc gốc Trung năm nay kỷ niệm Tết Nguyên đán trong cảm giác rằng đây có thể là một truyền thống đang dần lụi tàn. Dân số của Hoa kiều tại quốc gia này đang già đi, trong khi thế hệ trẻ dường như ít đồng điệu với di sản văn hóa của cha ông.

Li Pao-li, chủ tịch Hiệp hội Cư dân Trung Quốc tại Hàn Quốc nói rằng: "Tôi sợ chúng tôi sẽ là thế hệ cuối cùng bận tâm với 'jesa' (các nghi thức thờ cúng tổ tiên) cho ngày đầu năm mới và các dịp khác".

Một truyền thống của Hoa kiều ở Seoul là bắt đầu Chunjie (Tết Nguyên đán) bằng cách đốt "thư mời" bên ngoài nhà của mình và cúi đầu về phía Nam vào đêm giao thừa. Khói bay ra từ các lá thư được cho sẽ lên đến thiên đàng, mời các linh hồn tổ tiên xuống và thưởng thức bữa ăn mà gia đình đã chuẩn bị sẵn.

Gia chủ sau đó mang theo 3 cây hương được đốt cháy bởi ngọn lửa của những lá thư đang cháy, được cho là kèm theo linh hồn của tổ tiên họ. Trong phút đầu tiên của ngày đầu năm mới, con cháu quỳ xuống và gập đầu sát đất 4 lần trước bàn thờ bày bài vị tổ tiên và đầy áp các món ăn.

Các món ăn truyền thống lễ hội mùa xuân khác nhau tùy theo vùng, nhưng tất cả đều tượng trưng cho mong ước thịnh vượng, hạnh phúc và tốt lành. Chẳng hạn, bánh bao "jiao zi" - một từ đồng âm với "trao đổi' trong tiếng Trung - tượng trưng cho việc gửi đi năm cũ và chào đón cái mới.

Thậm chí một truyền thống khác là cho tiền giấy vào một số nhân bánh bao, mang lại may mắn lớn cho bất cứ ai ăn trúng.

Với ông Li, món ăn ngày Tết không thể thiếu là trái cây, rau, thịt lợn, trứng, thịt viên và đậu phụ - những ảnh hưởng ẩm thực mà bố mẹ ông, người đã di cư từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đến bán đảo Triều Tiên vào những năm 1940.

Tuy nhiên theo ông Li, Hoa kiều trẻ ngày càng giống với các đồng nghiệp Hàn Quốc của ông, có xu hướng bỏ qua các nghi lễ truyền thống, thay vào đó thích dành thời gian đi du lịch nước ngoài.

"Bọn trẻ muốn ăn mừng một cách đơn giản. Tôi không thể khăng khăng làm theo cách truyền thống", ông Li nói khi nhắc đến con gái và con trai ông - cả 2 đều kết hôn với người Hàn Quốc.

Kuo Yuan-yu, tổng thư ký Hiệp hội Cư dân Trung Quốc tại Seoul, tự tay làm phong bao lì xì cho năm Canh Tý.

Kuo Yuan-yu, tổng thư ký Hiệp hội Cư dân Trung Quốc tại Seoul, tự tay làm phong bao lì xì cho năm Canh Tý.

Kuo Yuan-yu, tổng thư ký Hiệp hội Cư dân Trung Quốc tại Seoul, cho biết số lượng Hoa kiều ở Hàn Quốc đã suy giảm trong nhiều thập kỷ. Trong 4 năm qua, con số đã giảm từ 23.000 xuống còn 19.000. "Và khi số lượng giảm dần, các truyền thống sẽ chết", ông nói.

Hơn nữa, nếu tại dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán tại Trung Quốc hay Việt Nam dài từ 7 - 10 ngày, thì nghỉ lễ Seollal năm mới aam lịch ở Hàn Quốc chỉ kéo dài khoảng 3 - 4 ngày. Vì vậy theo ông Kuo, việc đơn giản hóa Tết của những người trẻ là điều có thể thông cảm.

Ông Li hay ông Kuo đều cố gắng "tận hưởng" Tết phần nào theo truyền thống, bằng cách tranh thủ dùng bữa đầu năm với con trai và con dâu. Tuy nhiên, một số truyền thống được tin "không bao giờ chết"

"Không ai bỏ lỡ giây phút nhận lì xì đầu năm", Kuo nói, "mọi người mong chờ 'hồng bao' như thể người phương Tây chờ quà Giáng sinh vậy. Ông tin, mừng tuổi đầu năm mới cũng là một nét đặc trưng, cho người trẻ cơ hội để háo hức, hy vọng và không quên đi ngày lễ truyền thống của ông cha.

Bất chấp những thay đổi, nhiều người hiện tin rằng, sắc đỏ phong bao còn là Tết còn.

Hương Thảo

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/mot-tuc-le-dau-nam-giu-tet-khong-chet-noi-nguoi-tre-363366.html