Từ tháng 7 tới tháng 9 hàng năm, người dân An Giang lại bước vào mùa thu hoạch nho rừng. Ảnh: Thành Lâm
Đây là loại cây mọc hoang dại trong rừng. Với hình dạng khá giống trái nho (nhưng vỏ cứng hơn), nên người dân gọi là trái “nho rừng”. Ảnh: Thành Lâm
Thân nho rừng dạng dây leo, trái mọc thành từng chùm, treo lủng lẳng trên cây. Ảnh: Thành Lâm
Khi non trái có màu xanh, lúc chín sẽ có màu tím sẫm và có vị chua chua, ngọt ngọt đặc trưng. Ảnh: Thành Lâm
Người dân bày bán nho rừng ở ven đường trên địa bàn thị xã Tịnh Biên. Ảnh: Thành Lâm
Nho rừng mang đến thu nhập cho người dân vùng núi. Ảnh: Thành Lâm
Điểm đặc biệt của nho rừng là khi sống trên núi sẽ đơm bông, kết trái. Nếu đem về trồng trong vườn nhà, sẽ không ra bông. Ảnh: Thành Lâm
Người dân vùng Bảy Núi thường ngâm nho rừng với rượu để chữa bệnh hoặc làm “mật nho rừng” với đường phèn. Đồng bào Khmer còn dùng nho rừng để nấu canh chua. Ảnh: Thành Lâm
Thành Lâm