Múa sư tử Mèo: Di sản văn hóa của người xứ Lạng
Trong tiếng Nùng, sư tử mèo là 'kỳ lằn', tức kỳ lân - một trong Tứ linh: long, lân, quy, phụng. Vào dịp Tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo đi từng nhà trong bản để cầu cho gia chủ sức khỏe, năm mới ăn nên làm ra.
Khi nhắc đến những điệu múa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn trong các dịp lễ hội không thể không nói tới điệu múa sư tử mèo.
Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Hiện tại, múa sư tử mèo tập trung chủ yếu ở các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia và Tràng Định.
Hoạt động này thường được biểu diễn vào mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán và một số dịp đặc biệt như ngày hội xuống đồng, Trung thu, lễ khởi công, vào nhà mới...
Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, bởi đây không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, năm mới sư tử mèo đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Hội Lồng tồng cũng không thể thiếu màn múa sư tử mèo.
Mỗi đội múa sư tử mèo có từ 8 - 16 người gồm: người múa sư tử, đười ươi, mặt khỉ và đội múa võ dân tộc. Với nhiều bài múa như: đi đường, bài mừng, bái tổ, cầu may, nhào lộn qua vòng lửa… cùng các điệu nhạc khác nhau, múa sư tử mèo vừa thể hiện tinh thần thượng võ của người vùng cao, vừa là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có gần 100 đội múa Sư tử mèo, với gần 1000 biểu diễn cùng hàng chục nghệ nhân làm đầu sư tử mèo.
Mỗi đội múa sư tử mèo có từ 8 - 16 người, gồm: Người múa sư tử, đười ươi, mặt khỉ và đội múa võ dân tộc. Cũng tùy vào không gian, địa điểm, mục đích, yêu cầu múa sư tử mèo có nhiều bài múa cho phù hợp như: Múa chào thần thánh, bái tổ, cầu may, múa tại hội lồng tồng, nhào lộn qua vòng lửa…
Với những giá trị văn hóa truyền thống, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Múa sư tử của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.
Qua đó nhằm đưa loại hình này trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn riêng có của xứ Lạng, góp phần làm phong phú thêm hành trình tham quan, khám phá, trải nghiệm của du khách tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn.