Mục đích chiến lược của Nga khi cho nổ mìn để phá băng
Đợt phun trào băng và nước sông ở miền trung nam nước Nga thực chất là một hoạt động chiến lược ngăn lũ lụt ở các thị trấn gần đó.
Hoạt động cho nổ băng dọc sông Biya ở miền nam Siberia được triển khai từ tuần trước như một đòn phủ đầu nhằm ngăn chặn lũ lụt nghiêm trọng khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên khắp khu vực.
Các kỹ sư quân sự đặt thuốc nổ dọc theo các đoạn sông Biya để giúp phá băng.
Hồi đầu tháng 3, giới chức Nga cảnh báo tuyết rơi trên mức bình thường ở các nhánh phía bắc của sông Biya và sông Katun có thể gây ra lũ lụt trong trường hợp nhiệt độ tăng.
Khi mùa xuân trở lại Bắc bán cầu và nhiệt độ tăng trở lại, băng tuyết sẽ sớm tan chảy.
Nếu để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, lớp băng bao phủ các con sông có thể sẽ vỡ ra theo mảng lớn, làm nước sông và tuyết tan tràn vào các thị trấn gần đó. Để tránh kịch bản này, giới chức Nga cho đặt chất nổ để phá băng thành các mảnh nhỏ và ít có khả năng đọng lại ở các mép sông.
Nga không phải là quốc gia duy nhất sử dụng phương pháp này để ngăn lũ lụt vào đầu xuân. Ở thủ đô Ottawa của Canada, các nhà chức trách địa phương tổ chức sự kiện nổ băng hàng năm để ngăn băng kẹt gần một cây cầu thấp bắc qua con sông chạy qua trung tâm thành phố.
Thành phố Hắc Long Giang của Trung Quốc cũng chôn các khối thuốc nổ dưới mặt băng trên sông Hắc Long Giang và cho nổ với mục đích tương tự.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/muc-dich-chien-luoc-cua-nga-khi-cho-no-min-de-pha-bang-ar605142.html