Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023: 'Tái mặt' với cả mức tiền cộng hình phạt bổ sung
Mức phạt nồng độ cồn ô tô ở thời điểm hiện tại rất cao. Vậy trường hợp nào sẽ bị phạt kịch khung? Mức phạt đó là bao nhiêu?
Chi tiết mức phạt nồng độ cồn ô tô
Mức phạt nồng độ cồn đối với các tài xế tham gia giao thông sử dụng rượu bia ngày càng nghiêm khắc. Vậy mức phạt đối với những người điều khiển ô tô cụ thể ra sao?
Cách tính đơn vị nồng độ cồn trong rượu, bia
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)
Ví dụ: Chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:
330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.
Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:
- 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);
- Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);
- Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
- Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).
Uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Nồng độ cồn được đo bằng hơi thở hoặc nồng độ trong máu. Khi uống rượu bia càng nhiều thì nồng độ và thời gian giải rượu bia càng lâu, trong đó nam giới hấp thu lượng cồn vào máu chậm hơn nữ giới.
Thông thường, sau khi uống bia, rượu từ 6 - 12 tiếng đồng hồ, nồng độ cồn vẫn xuất hiện trong máu. Từ 12 - 24 tiếng sau khi sử dụng rượu bia, nồng độ cồn vẫn còn một ít trong khí thở. Và sau 36 tiếng vẫn có thể đo được cồn trong nước tiểu và sau 72 tiếng thì vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc. Từ đó, chúng ta có thể thấy, nồng độ rượu bia lưu lại trên cơ thể khá lâu cho dù chỉ sử dụng một lượng rượu bia nhỏ.
Ngoài ra, thời gian tồn tại của cồn trong khí thở phụ thuộc vào mức rượu, bia và nồng độ cồn mà bạn đã sử dụng. Nếu bạn uống nhiều rượu bia từ 20h tối hôm trước, thì đến 20h hôm sau vẫn có thể tồn dư cồn trong khi thở. Chỉ cần uống 1 chén rượu nhỏ thì nghĩa là trong khí thở đã có cồn và bạn vẫn bị phạt.
Ví dụ bạn nặng 65kg và uống 200ml rượu trắng 42 độ cồn. Bạn uống xong lúc 22 giờ đêm, ngủ đến 7 giờ sáng. Nồng độ cồn sẽ còn khoảng 15 miligam trong 100 ml máu và phải để đến 8 giờ sáng mới hết cồn trong hơi thở. Nhiều người cho rằng mức phạt đó quá nặng vì uống rượu từ tối hôm trước mà sáng hôm sau lái xe vẫn bị phạt.
Không uống rượu bia nhưng vẫn thổi lên nồng độ cồn thì cần làm gì?
Ngoài rượu bia, chúng ta có thể vô tình đưa cồn vào cơ thể thông qua một số loại đồ uống khác như: Coca-cola hay nước hoa quả lên men. Ngoài ra, việc ăn các thực phẩm có lên men rượu như: Sữa chua nếp cẩm, nước trái cây lên men hoặc các món ăn có sử dụng rượu trong quá trình chế biến (tôm hấp bia, thịt sốt vang…) và các loại hoa quả có hàm lượng đường cao (mít, vải, sầu riêng,...) cũng có thể khiến hơi thở xuất hiện nồng độ cồn, dù chỉ ở mức rất thấp.
Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP), người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn ở mức trên 0mg/lít khí thở sẽ bị phạt.
Tuy nhiên, không giống với rượu bia, hàm lượng cồn (ethanol) do các loại đồ uống và thực phẩm khác tạo nên trong cơ thể rất thấp và dễ bay hơi, nên sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn (15-30 phút).
Với trường hợp nồng độ cồn trong khí thở rất thấp và bạn chắc chắn rằng bản thân không sử dụng rượu bia trong vòng 24 giờ thì có thể nghi ngờ máy đo không chính xác và yêu cầu được kiểm tra lại.
Việc kiểm tra lại nồng độ cồn nên được thực hiện sau khoảng 15-30 phút để đảm bảo hàm lượng ethanol trong khí thở do các loại thực phẩm và đồ uống ngoài bia rượu bay hơi hết.
Trường hợp chưa thỏa đáng, tài xế có thể yêu cầu được kiểm tra lại bằng phương pháp xét nghiệm máu.
Ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành chỉ thị về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, mọi cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và của từng ngành.
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong cơ quan nhà nước vi phạm giao thông có thể bị đưa vào tiêu chí xếp loại. Người đứng đầu đơn vị có người vi phạm có thể bị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm.