Muốn trẻ lớn lên thành tài, cha mẹ buộc phải cho con nếm trải 3 'loại khổ đau'

Trong cuốn sách 'Kỷ luật tích cực', nhà tâm lý học người Mỹ Jane Nelson cho rằng nếu bạn cảm thấy đau lòng khi giáo dục con cái thì chắc hẳn bạn đang sử dụng sai phương pháp.

Một cậu bé 6 tuổi đến nhà máy cùng mẹ để trải nghiệm cuộc sống trong kỳ nghỉ hè. Sau một thời gian làm việc, cậu bé mồ hôi nhễ nhại nói: “Kiếm được tiền thật sự rất khó”.

Phương pháp giáo dục đặc biệt của bà mẹ này đã gây ra những cuộc bàn tán sôi nổi trên mạng.

Một số người nói rằng cách giáo dục này có thể khiến trẻ đồng cảm hơn so với việc rao giảng "cuộc sống khó khăn".

Nhiều bậc cha mẹ muốn con trải qua những khó khăn của cuộc sống. Nhưng khi đứa trẻ thực sự gặp phải một vấn đề, họ sợ rằng con mình bị tổn thương.

Thay vì dùng mọi cách bao bọc “cây non” này, các bậc phụ huynh nên để con đương đầu với khó khăn, cho trẻ học cách đối mặt với mưa gió để bén rễ sâu. Có 3 khó khăn gặp phải trong quá trình lớn lên, dù có đau khổ đến đâu, hãy để trẻ tự mình nếm trải.

Nỗi khổ khi phải tự giác

Từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, bất kể chúng ta làm gì đều sẽ trải qua một giai đoạn từ nhiệt huyết tràn đầy đến tàn lụi.

Khi nhiệt huyết không còn, chỉ dựa vào lòng kiên trì để bước tiếp là điều không hề dễ dàng. Nhưng sau khi vượt qua nỗi đau, con trẻ sẽ học được những điều có ích.

Ca sĩ Lưu Hoan đã tiết lộ bản thân vô cùng hối hận khi không nhận ra điều này sớm hơn. Anh cho biết, vợ chồng đều có quan điểm không ép con làm những việc con không thích. Bé có khả năng cảm thụ âm nhạc từ nhỏ, trí nhớ cũng rất tốt, về cơ bản có thể hát được nhiều giai điệu phức tạp sau khi nghe đi nghe lại 2 lần. Tuy nhiên, cô bé lại lười tập đàn. Do đó, dù có thiên phú nhưng cô bé lại sa sút vì không chịu rèn luyện.

Hình minh họa. Ảnh: Lifehacker

Hình minh họa. Ảnh: Lifehacker

Người lớn vẫn chưa thể rèn luyện tính tự giác, trẻ em tự giác thì càng hiếm hơn. Khả năng phán đoán và kiểm soát tương lai của trẻ còn rất yếu, là cha mẹ, chúng ta cần hướng dẫn và giúp trẻ học cách kiên trì.

Không có gì mâu thuẫn giữa tôn trọng và ép buộc trẻ, chúng ta không thể ép trẻ thi điểm hay ép trẻ đạt kết quả nhất định mà chúng ta yêu cầu trẻ phải nỗ lực và kiên trì.

Châu Kiệt Luân tập chơi piano khi còn nhỏ và được mẹ thường xuyên nhắc nhở. Anh đã từng thắc mắc tại sao bạn bè có thể vui đùa bên ngoài trong khi mình lại phải luyện đàn hàng ngày. Hiện tại, anh cảm ơn mẹ vì sự kiên định đó, đồng thời cảm ơn sự kiên trì của bản thân.

Các bậc cha mẹ nên yêu cầu trẻ có kỷ luật không phải để thành công, mà là để con hiểu bất cứ điều gì cũng sẽ được đền đáp nếu kiên trì.

Nỗi khổ khi thất bại

Chúng ta cần dạy trẻ thành công, nhưng cũng để con học cách đối mặt với thất bại.

Năm 2010, ở Trung Quốc có một câu chuyện như sau: Nam thanh niên nọ là học sinh xuất sắc nhất của trường Trung học có tiếng ở Thượng Hải. Với điểm số xuất sắc, anh thường đại diện trường tham gia các cuộc thi khác nhau. Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, nam sinh đã suy sụp và chọn cách giải quyết cực đoan vì không đỗ vào trường Đại học Thanh Hoa.

Dù không được nhận vào Thanh Hoa, nhưng chàng trai trẻ đã được nhận vào Khoa Tâm lý của Đại học Bắc Kinh. Đây cũng là thành tích nhiều người mơ ước, nhưng nam sinh này vẫn không thể chịu được đả kích.

Mỗi đứa trẻ đều có quá trình phấn đấu hết mình, nếu thất bại, chúng phải đối mặt với nó như thế nào? Những gì cha mẹ cần dạy cho con cái là làm thế nào để đối phó với sự thất vọng khi mọi thứ không theo ý mình.

Phụ huynh nên để đứa trẻ bình tĩnh đối mặt với điều không hài lòng và tìm ra lối thoát mới cho mình. Đó mới là cách bảo vệ con tốt nhất.

Vui, giận, buồn và vui là một cuộc sống trọn vẹn, hụt hẫng và thất bại là trạng thái bình thường của cuộc sống.

Nỗi khổ vì "thiếu tiền"

Cách đây không lâu, có một du học sinh trở về đã sống ở nhà được 10 năm, hai cha con thường xuyên xích mích vì cậu không chịu kiếm việc làm. Trong cơn tức giận, người cha đã đập phá chiếc xe và căn nhà mua cho con trai thành đống hỗn độn.

Hình minh họa. Ảnh: Publimetro

Hình minh họa. Ảnh: Publimetro

Cậu con trai cũng muốn "ăn miếng trả miếng", đập phá nhà bố đẻ. Trong câu chuyện này, có một điều rất thú vị.

Đứa con ở nhà mười mấy năm nhưng được bố mua cho nhà, xe hơi. “Đứa trẻ” này không bao giờ biết rằng mình đang thiếu tiền, có thể luôn nghĩ rằng của cải của cha mẹ là của mình.

Một số người nói rằng điều kiện sống của trẻ em quá tốt, vì vậy họ không muốn tiến bộ. Cha mẹ nên dạy con biết về tiền, mối quan hệ giữa tiền và lao động, và để trẻ trải nghiệm cảm giác thích thú khi được tự chủ.

Đừng thu xếp mọi thứ cho đứa trẻ, rồi nghĩ rằng khi trưởng thành, tự nhiên con sẽ kiếm được đồng tiền dễ dàng. Hãy cho con biết ngay từ nhỏ rằng tiền kiếm được nhờ lao động.

Giáo dục trẻ em là một quá trình có hệ thống, không đứa trẻ nào có thể lĩnh hội mọi thứ trong một ngày. Khi bạn trải qua vị đắng, bạn mới biết thế nào là vị ngọt.

Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái, khi con cái “chịu thương chịu khó”, chúng ta không nên khoanh tay đứng nhìn, cùng con vượt qua khó khăn, cùng con tìm ra lối thoát.

Không cần phải tham gia vào giáo dục gian khổ một cách mù quáng, cũng không thể mù quáng bao bọc. Thay vào đó, cha mẹ hãy để trẻ học cách trở thành chính mình.

Nguồn: Sohu

Thùy Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/muon-tre-lon-len-thanh-tai-cha-me-buoc-phai-cho-con-nem-trai-3-loai-kho-dau-20221030134559109.htm