Mỹ buộc phải thay đổi 'cẩm nang quân sự' rút ra từ Chiến dịch Bão táp sa mạc

Chiến dịch Bão táp sa mạc từng có ảnh hưởng rất lớn tới học thuyết quân sự Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ.

Chiến dịch Bão táp sa mạc hiện không còn được xem như một cuốn "cẩm nang quân sự" hướng dẫn mọi hành động của lực lượng vũ trang Mỹ như cách đây một thời gian nữa.

Chiến dịch Bão táp sa mạc hiện không còn được xem như một cuốn "cẩm nang quân sự" hướng dẫn mọi hành động của lực lượng vũ trang Mỹ như cách đây một thời gian nữa.

Trong khoảng thời gian kéo dài vài thập kỷ, giới chức quân sự Mỹ từng cho rằng chỉ cần tập trung vào hình thức chiến tranh công nghệ cao chớp nhoáng và xem nhẹ hình thức chiến tranh tiêu hao, trong đó ý nghĩa của số lượng là rất quan trọng.

Trong khoảng thời gian kéo dài vài thập kỷ, giới chức quân sự Mỹ từng cho rằng chỉ cần tập trung vào hình thức chiến tranh công nghệ cao chớp nhoáng và xem nhẹ hình thức chiến tranh tiêu hao, trong đó ý nghĩa của số lượng là rất quan trọng.

Chiến thắng trước Quân đội Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 đã khiến nước Mỹ rơi đi tới nhận định sai lầm khi cho rằng từ nay trở về sau, tất cả các cuộc chiến sẽ chỉ mang tính chất ngắn hạn trong đó yếu tố công nghệ cao giữ vai trò chi phối.

Chiến thắng trước Quân đội Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 đã khiến nước Mỹ rơi đi tới nhận định sai lầm khi cho rằng từ nay trở về sau, tất cả các cuộc chiến sẽ chỉ mang tính chất ngắn hạn trong đó yếu tố công nghệ cao giữ vai trò chi phối.

Mặc dù vậy kinh nghiệm từ các hoạt động quân sự tiếp theo mà Mỹ tham gia, bắt đầu từ Somalia năm 1993 và kết thúc ở Afghanistan vào năm 2021 và nhất là những gì đang xảy ra ở khu vực Đông Âu đã cho thấy cần phải chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.

Mặc dù vậy kinh nghiệm từ các hoạt động quân sự tiếp theo mà Mỹ tham gia, bắt đầu từ Somalia năm 1993 và kết thúc ở Afghanistan vào năm 2021 và nhất là những gì đang xảy ra ở khu vực Đông Âu đã cho thấy cần phải chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.

Trong hình thức chiến tranh kéo dài này, số lượng binh sĩ và phương tiện sẵn sàng đóng vai trò quan trọng ngay từ đầu và tiếp tục mang tới thắng lợi cho bên nào có sự chuẩn bị tốt hơn.

Trong hình thức chiến tranh kéo dài này, số lượng binh sĩ và phương tiện sẵn sàng đóng vai trò quan trọng ngay từ đầu và tiếp tục mang tới thắng lợi cho bên nào có sự chuẩn bị tốt hơn.

Nếu không thoát ra khỏi "cái bẫy" này thì Mỹ sẽ không thể chiếm ưu thế trước hai đối thủ lớn hiện nay là Nga và Trung Quốc. Ý kiến này được Thiếu tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu - ông John Ferrari đưa ra trên ấn phẩm Defense One.

Nếu không thoát ra khỏi "cái bẫy" này thì Mỹ sẽ không thể chiếm ưu thế trước hai đối thủ lớn hiện nay là Nga và Trung Quốc. Ý kiến này được Thiếu tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu - ông John Ferrari đưa ra trên ấn phẩm Defense One.

Theo ông Ferrari, yếu tố quan trọng đầu tiên đó là giới chức quốc phòng nước này cần phải quay lại việc lập kế hoạch quân sự với các nguyên tắc cơ bản về số lượng và mức tiêu hao trong chiến đấu.

Theo ông Ferrari, yếu tố quan trọng đầu tiên đó là giới chức quốc phòng nước này cần phải quay lại việc lập kế hoạch quân sự với các nguyên tắc cơ bản về số lượng và mức tiêu hao trong chiến đấu.

Để đáp ứng đầy đủ đòi hỏi quan trọng này, nước Mỹ cần phải tăng quy mô lục quân, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến lên mức phù hợp, đồng thời ngừng tiết kiệm ngân sách quốc phòng.

Để đáp ứng đầy đủ đòi hỏi quan trọng này, nước Mỹ cần phải tăng quy mô lục quân, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến lên mức phù hợp, đồng thời ngừng tiết kiệm ngân sách quốc phòng.

Thứ hai, Lầu Năm Góc cần đầu tư thích đáng vào việc phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng để có đủ năng lực chế tạo hàng loạt vũ khí công nghệ cao một cách đơn giản và nhanh chóng, thay vì các mẫu đơn lẻ nhằm trình diễn như hiện nay.

Thứ hai, Lầu Năm Góc cần đầu tư thích đáng vào việc phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng để có đủ năng lực chế tạo hàng loạt vũ khí công nghệ cao một cách đơn giản và nhanh chóng, thay vì các mẫu đơn lẻ nhằm trình diễn như hiện nay.

Cuối cùng, ông John Ferrari khuyến nghị Lầu Năm Góc nên điều chỉnh phương thức giới thiệu các công nghệ mới trong quân đội. Cần phải từ bỏ tình trạng áp đặt đổi mới "từ trên xuống dưới" mà ngược lại nên kích thích sáng tạo theo hướng "từ dưới lên trên".

Cuối cùng, ông John Ferrari khuyến nghị Lầu Năm Góc nên điều chỉnh phương thức giới thiệu các công nghệ mới trong quân đội. Cần phải từ bỏ tình trạng áp đặt đổi mới "từ trên xuống dưới" mà ngược lại nên kích thích sáng tạo theo hướng "từ dưới lên trên".

Trong bối cảnh hiện tại, một vấn đề phát sinh từ thực tế chính là Lầu Năm Góc cần phải cân đối chi tiêu ngân sách quốc phòng dự kiến trong năm 2024 sẽ đạt tới con số kỷ lục 850 tỷ USD.

Trong bối cảnh hiện tại, một vấn đề phát sinh từ thực tế chính là Lầu Năm Góc cần phải cân đối chi tiêu ngân sách quốc phòng dự kiến trong năm 2024 sẽ đạt tới con số kỷ lục 850 tỷ USD.

Điều trớ trêu là mặc dù có ngân sách khổng lồ như vậy, hóa ra nước Mỹ hiện không sở hữu một lực lượng vũ trang đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng một cuộc chiến "kiểu thế kỷ 20", khi hình thức xung đột này đang quay lại vào đầu thế kỷ 21.

Điều trớ trêu là mặc dù có ngân sách khổng lồ như vậy, hóa ra nước Mỹ hiện không sở hữu một lực lượng vũ trang đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng một cuộc chiến "kiểu thế kỷ 20", khi hình thức xung đột này đang quay lại vào đầu thế kỷ 21.

Những bế tắc mà Mỹ gặp phải khi cuộc xung đột ở khu vực Biển Đỏ xảy ra là một minh chứng rõ nét, khi Washington chưa biết phải làm sao để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ từ nhóm vũ trang Houthi được Iran hậu thuẫn.

Những bế tắc mà Mỹ gặp phải khi cuộc xung đột ở khu vực Biển Đỏ xảy ra là một minh chứng rõ nét, khi Washington chưa biết phải làm sao để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ từ nhóm vũ trang Houthi được Iran hậu thuẫn.

Tất cả những điều trên cho thấy rằng Mỹ mới chỉ bắt đầu suy nghĩ lại một cách sơ bộ về những gì Chiến dịch Bão táp sa mạc mang lại cho họ - điều mà đến gần đây vẫn được coi là tiêu chuẩn của chiến tranh công nghệ cao trong thế kỷ 21.

Tất cả những điều trên cho thấy rằng Mỹ mới chỉ bắt đầu suy nghĩ lại một cách sơ bộ về những gì Chiến dịch Bão táp sa mạc mang lại cho họ - điều mà đến gần đây vẫn được coi là tiêu chuẩn của chiến tranh công nghệ cao trong thế kỷ 21.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-buoc-phai-thay-doi-cam-nang-quan-su-rut-ra-tu-chien-dich-bao-tap-sa-mac-post567831.antd