Mỹ huy động hệ thống phòng thủ Aegis Ashore tại Guam đối phó với các mối đe dọa
Người đứng đầu quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương – ông Philip Davidson yêu cầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore tại đảo Guam.
Theo trang SCMP, Nhật Bản hoãn kế hoạch xây dựng hai hệ thống lắp đặt chống tên lửa tại Nhật Bản.
Tướng Philip Davidson – Chỉ huy Bộ tư lệnh các hạm đội Mỹ cho biết quỹ hỗ trợ quốc phòng của Mỹ cần được nhanh chóng thực hiện vào năm 2021 và hệ thống lá chắn tên lửa đặt trên mặt đất Aegis Ashore phải đưa vào hoạt động trong vòng 5 năm tới nếu Mỹ muốn đi trước các tiến bộ công nghệ trong khu vực.
"Tôi sẽ đặt ưu tiên số một và quan trọng nhất là nhanh chóng thực hiện đầy đủ chiến lược quốc phòng và bước đầu tiên là khuyến khích khả năng phòng không tích hợp tại đảo Guam", ông Davidson nói trong một phỏng vấn với tạp chí Quốc phòng.
Mô tả Aegis Ashore giống như là một hệ thống phòng thủ của đảo Guam, ông Davidson nói rằng họ sẽ bổ sung cả hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) hiện đang được triển khai trên đảo của Mỹ nhằm bảo vệ căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân đảo Guam.
Triều Tiên nhiều lần từng đe dọa tấn công tên lửa vào đảo Guam trong năm 2017 đồng thời cảnh báo rằng các tên lửa đạn đạo có thể bay cự ly 3.500 km và phóng tên lửa tới đảo Guam.
Lance Gatling, một nhà phân tích vũ trụ và vũ khí cho biết vị trí địa lý của đảo Guam có thể đưa nó trở thành căn cứ quan trọng cho quân đội Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương và do đó, nó cũng là mục tiêu quan trọng đối với kẻ thù của Washington.
"Từ lâu, đảo Guam là một điểm quan trọng đối với Mỹ trong lĩnh vực hải quân và không quân", ông nói.
Ông Gatling cũng tin tưởng rằng tên lửa Aegis Ashore ở phía tây Thái Bình Dương sẽ được sử dụng để bổ sung cho các cơ sở phòng thủ chống tên lửa hiện có của Mỹ ở Alaska và California nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm xa nhằm vào lục địa Mỹ.
Ông Davidson đã yêu cầu đầu tư 5.2 tỷ đôla Mỹ trong giai đoạn 5 năm từ năm 2021 thúc đẩy việc triển khai tên lửa Aegis Ashore tại đảoGuam. Giới phân tích đánh giá khả năng yêu cầu của ông được chấp thuận nhằm đối phó với các thách thức khu vực.