Mỹ: Nga hiện đang sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo của Triều Tiên

Mặc dù là quê hương của những loại tên lửa đạn đạo hàng đầu thế giới, tuy nhiên tình báo Mỹ cho rằng Nga hiện đang sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Theo Military Watch, vào ngày 4/1, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, John Kirby, xác nhận rằng, Tình báo Mỹ cho biết Nga có thể sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo Military Watch, vào ngày 4/1, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, John Kirby, xác nhận rằng, Tình báo Mỹ cho biết Nga có thể sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tuy nhiên, Tình báo Mỹ cũng không nêu chi tiết về loại tên lửa chính xác được sử dụng, nhưng tiết lộ rằng tên lửa có tầm bắn 900km. Nhiều chuyên gia quân sự đã đoán đó là tên lửa KN-23B - một loại vũ khí có thể đã được chuyển tới Nga từ giữa năm 2022.

Tuy nhiên, Tình báo Mỹ cũng không nêu chi tiết về loại tên lửa chính xác được sử dụng, nhưng tiết lộ rằng tên lửa có tầm bắn 900km. Nhiều chuyên gia quân sự đã đoán đó là tên lửa KN-23B - một loại vũ khí có thể đã được chuyển tới Nga từ giữa năm 2022.

Một tên lửa khác của Triều Tiên có tầm bắn như vậy là Hwasong-9, là một phiên bản cải tiến của tên lửa Scud. Hwasong-9 được phát triển chủ yếu để xuất khẩu sang Syria và được chế tạo với số lượng hạn chế, loại tên lửa này hiện đã dừng sản xuất mặc dù có nhiều tính năng độc đáo và sáng tạo.

Một tên lửa khác của Triều Tiên có tầm bắn như vậy là Hwasong-9, là một phiên bản cải tiến của tên lửa Scud. Hwasong-9 được phát triển chủ yếu để xuất khẩu sang Syria và được chế tạo với số lượng hạn chế, loại tên lửa này hiện đã dừng sản xuất mặc dù có nhiều tính năng độc đáo và sáng tạo.

KN-23B là đối thủ nặng ký cho danh hiệu loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, phóng từ mặt đất uy lực hàng đầu thế giới (những loại tên lửa đạn đạo đất đối đất có tầm bắn dưới 1.000 km).

KN-23B là đối thủ nặng ký cho danh hiệu loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, phóng từ mặt đất uy lực hàng đầu thế giới (những loại tên lửa đạn đạo đất đối đất có tầm bắn dưới 1.000 km).

Sau khi KN-23 được đưa vào sử dụng từ năm 2019, Triều Tiên tiếp tục phát triển phiên bản cải tiến có tên là KN-23B, biến thể này có kích thước lớn hơn với tầm bắn xa hơn và có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn. KN-23B bắn thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 25/3/2021 dưới sự giám sát của Học viện Khoa học Quốc phòng.

Sau khi KN-23 được đưa vào sử dụng từ năm 2019, Triều Tiên tiếp tục phát triển phiên bản cải tiến có tên là KN-23B, biến thể này có kích thước lớn hơn với tầm bắn xa hơn và có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn. KN-23B bắn thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 25/3/2021 dưới sự giám sát của Học viện Khoa học Quốc phòng.

Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên đưa tin rằng, “Độ tin cậy của phiên bản cải tiến KN-23B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn đã được xác nhận, thông qua một số cuộc thử nghiệm, tên lửa đã đáp ứng được các yêu cầu thiết kế”.

Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên đưa tin rằng, “Độ tin cậy của phiên bản cải tiến KN-23B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn đã được xác nhận, thông qua một số cuộc thử nghiệm, tên lửa đã đáp ứng được các yêu cầu thiết kế”.

Do kích thước lớn hơn nên hệ thống tên lửa KN-23B sử dụng bệ phóng vận chuyển mười bánh, trong khi KN-23 ban đầu và Iskander đều sử dụng bệ phóng tám bánh.

Do kích thước lớn hơn nên hệ thống tên lửa KN-23B sử dụng bệ phóng vận chuyển mười bánh, trong khi KN-23 ban đầu và Iskander đều sử dụng bệ phóng tám bánh.

KN-23 phiên bản đầu được so sánh tương đương với hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M cải tiến của Nga. Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M có những khả năng tiên tiến, đáng chú ý nhất là tầm bắn lên tới 700km. Trong khi đó, tên lửa 9K720 của Iskander phiên bản đầu chỉ có thể tấn công mục tiêu cách xa 500km.

KN-23 phiên bản đầu được so sánh tương đương với hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M cải tiến của Nga. Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M có những khả năng tiên tiến, đáng chú ý nhất là tầm bắn lên tới 700km. Trong khi đó, tên lửa 9K720 của Iskander phiên bản đầu chỉ có thể tấn công mục tiêu cách xa 500km.

Những khác biệt đáng chú ý khác bao gồm kích thước của tên lửa Triều Tiên lớn hơn khoảng 20% so với tên lửa Nga, đế trơn và đường dẫn cáp lớn hơn nhiều cho thấy khả năng chứa nhiên liệu lớn hơn. Những lợi thế này còn lớn hơn đáng kể khi so sánh với KN-23B cải tiến.

Những khác biệt đáng chú ý khác bao gồm kích thước của tên lửa Triều Tiên lớn hơn khoảng 20% so với tên lửa Nga, đế trơn và đường dẫn cáp lớn hơn nhiều cho thấy khả năng chứa nhiên liệu lớn hơn. Những lợi thế này còn lớn hơn đáng kể khi so sánh với KN-23B cải tiến.

Điểm tương đồng chính giữa KN-23 và Iskander-M là cả hai đều sử dụng tên lửa có quỹ đạo bán đạn đạo với trần bay khoảng 50 km và có khả năng thực hiện các thao tác bay chuyến hướng linh hoạt trên toàn bộ quỹ đạo bay của chúng.

Điểm tương đồng chính giữa KN-23 và Iskander-M là cả hai đều sử dụng tên lửa có quỹ đạo bán đạn đạo với trần bay khoảng 50 km và có khả năng thực hiện các thao tác bay chuyến hướng linh hoạt trên toàn bộ quỹ đạo bay của chúng.

Điều này không chỉ khiến tên lửa KN-23 cực kỳ khó bị phát hiện hoặc theo dõi, mà còn cho phép chúng sử dụng vây để cơ động tốt hơn nhiều so với tên lửa trên quỹ đạo đạn đạo tiêu chuẩn.

Điều này không chỉ khiến tên lửa KN-23 cực kỳ khó bị phát hiện hoặc theo dõi, mà còn cho phép chúng sử dụng vây để cơ động tốt hơn nhiều so với tên lửa trên quỹ đạo đạn đạo tiêu chuẩn.

KN-23 đã chứng minh đủ khả năng để qua mặt hệ thống chống tên lửa hiện đại AEGIS của Mỹ, mà ví dụ tiêu biểu là vụ phóng tên lửa KN-23 diễn ra vào tháng 10/2019 được các nguồn tin Hàn Quốc xác nhận. KN-23B vẫn giữ những đặc điểm tương tự như KN-23 phiên bản đầu nhưng có tầm bắn mở rộng lên tới 900km và được cho là có thể triển khai đầu đạn nặng 2.500kg.

KN-23 đã chứng minh đủ khả năng để qua mặt hệ thống chống tên lửa hiện đại AEGIS của Mỹ, mà ví dụ tiêu biểu là vụ phóng tên lửa KN-23 diễn ra vào tháng 10/2019 được các nguồn tin Hàn Quốc xác nhận. KN-23B vẫn giữ những đặc điểm tương tự như KN-23 phiên bản đầu nhưng có tầm bắn mở rộng lên tới 900km và được cho là có thể triển khai đầu đạn nặng 2.500kg.

Để so sánh thì trọng lượng đầu đạn của tên lửa Iskander-M 9K720 chỉ là 700kg. Điều này có nghĩa là mỗi tên lửa KN-23B sẽ gây ra sát thương nhiều hơn cho các mục tiêu từ các đơn vị bộ binh, thiết giáp cho đến các công trình kiên cố.

Để so sánh thì trọng lượng đầu đạn của tên lửa Iskander-M 9K720 chỉ là 700kg. Điều này có nghĩa là mỗi tên lửa KN-23B sẽ gây ra sát thương nhiều hơn cho các mục tiêu từ các đơn vị bộ binh, thiết giáp cho đến các công trình kiên cố.

Theo các chuyên gia, nếu sở hữu KN-23B sẽ giúp Nga tăng cường đáng kể khả năng tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao và đáng tin cậy vào các mục tiêu ở Ukraine, đồng thời góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp tên lửa của Triều Tiên phát triển.

Theo các chuyên gia, nếu sở hữu KN-23B sẽ giúp Nga tăng cường đáng kể khả năng tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao và đáng tin cậy vào các mục tiêu ở Ukraine, đồng thời góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp tên lửa của Triều Tiên phát triển.

Do đó, KN-23B sẽ cho phép các đơn vị Nga tấn công các mục tiêu xa hơn, nằm sâu trong phòng tuyến của Ukraine so với khả năng của Iskander-M, đồng thời cho phép Quân đội Nga có nhiều lựa chọn hơn để tấn công các mục tiêu từ một điểm phóng.

Do đó, KN-23B sẽ cho phép các đơn vị Nga tấn công các mục tiêu xa hơn, nằm sâu trong phòng tuyến của Ukraine so với khả năng của Iskander-M, đồng thời cho phép Quân đội Nga có nhiều lựa chọn hơn để tấn công các mục tiêu từ một điểm phóng.

Hơn nữa, trong khi các đơn vị Nga đã tiến hành phóng nhiều tên lửa 9K720 từ hệ thống Iskander vào các mục tiêu của Ukraina để tối đa hóa thương vong, thì đầu đạn lớn hơn nhiều của KN-23B có thể cho phép Quân đội Nga đạt được số lượng thiệt hại tương đương một cách hiệu quả hơn nhiều.

Hơn nữa, trong khi các đơn vị Nga đã tiến hành phóng nhiều tên lửa 9K720 từ hệ thống Iskander vào các mục tiêu của Ukraina để tối đa hóa thương vong, thì đầu đạn lớn hơn nhiều của KN-23B có thể cho phép Quân đội Nga đạt được số lượng thiệt hại tương đương một cách hiệu quả hơn nhiều.

Do đó, nếu thông tin do Tình báo Mỹ đưa ra là chính xác thì KN-23B được coi là loại vũ khí có khả năng mạnh nhất trong kho vũ khí của Nga hiện tại, đồng thời nguồn cung của những tên lửa này lại rất dồi dào và kịp thời, đây sẽ là vũ khí quan trọng để Nga tiếp tục gia tăng áp lực lên các mục tiêu ở chiến trường Ukraine trong thời gian tới.

Do đó, nếu thông tin do Tình báo Mỹ đưa ra là chính xác thì KN-23B được coi là loại vũ khí có khả năng mạnh nhất trong kho vũ khí của Nga hiện tại, đồng thời nguồn cung của những tên lửa này lại rất dồi dào và kịp thời, đây sẽ là vũ khí quan trọng để Nga tiếp tục gia tăng áp lực lên các mục tiêu ở chiến trường Ukraine trong thời gian tới.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-nga-hien-dang-so-huu-nhieu-ten-lua-dan-dao-cua-trieu-tien-1948649.html