Lực lượng không quân Mỹ đang tiến hành các cuộc thử nghiệm để ứng dụng tính năng hoạt động tự động của dòng máy bay tiếp dầu KC-135.
Đầu tiên là sẽ thử nghiệm hoạt động bán tự động để giảm khối lượng công việc của phi hành đoàn chiếc phi cơ tiếp nhiên liệu này.
Tiếp đến có thể tiến tới giai đoạn hoạt động hoàn toàn tự động để những máy bay KC-135 có thể hoạt động ngay lập tức mà không phụ thuộc vào phi hành đoàn.
Tướng Không quân Mike Minihan, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Cơ động Trên không (AMC) cho biết, nếu công nghệ mới thành công sẽ mở ra thời kỳ mới của việc tiếp dầu trên không cho máy bay chiến đấu.
KC-135 là một trong những máy bay chính trong lực lượng tiếp nhiên liệu trên không của Mỹ cũng như các nước thành viên của khối NATO.
KC-135 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31 tháng 8 năm 1956 và được đưa vào trang bị trong không quân Mỹ vào tháng 6 năm 1957.
Kể từ khi ra đời đến nay, KC-135 đã được hiện đại hóa rất nhiều lần với các biến thể như KC-135A, NKC-135A-B-C-D-E, KC-135Q, KC-135R, KC-135R, KC-135T và EC-135Y.
Máy bay tiếp dầu trên không KC-135 có chiều dài 45m, sải cánh 39m và chiều cao lên tới 12m.
KC-135 có khối lượng rỗng 44,6 tấn, khối lượng cất cánh tối đa lên tới 146 tấn. Mỗi chiếc KC-135 có thể mang theo khoảng 90 tấn nhiên liệu.
Để cơ động, KC-135 trang bị 4 động cơ CFM-56, mỗi động cơ sản sinh lực đẩy 96kN giúp máy bay đạt vận tốc cực đại 933km/h, tốc độ bay hành trình 853km/h.
Tầm bay của máy bay tiếp dầu KC-135 lên tới 17.000km và đạt trần bay 15.200 m.
KC-135 có thể tiếp dầu cho máy bay chiến thuật, máy bay ném bom chiến lược và cả máy bay vận tải.
Chiếc phi cơ tiếp nhiên liệu này được điều khiển bởi phi hành đoàn 3 người.
Ngoài ra còn có đội ngũ nhân viên chuyên môn để vận hành hệ thống tiếp dầu trên không.
Máy bay tiếp dầu KC-135 có thể cùng lúc tiếp dầu cho 3 chiến đấu cơ.
Đã có hơn 803 chiếc KC-135 với các biến thể khác nhau được chế tạo và đi vào phục vụ trong không quân các nước Chile, Pháp, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ.
Việt Hùng