Theo báo cáo của NASIC, hồi cuối tháng 11-2018, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa JL-3 ở biển Bột Hải.
JL-3 đã được thử nghiệm 3 lần, nhưng đến nay Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận đang phát triển loại tên lửa này. Đây là một trong số tên lửa có thể giúp quân đội Trung Quốc vươn tầm tấn công tới lục địa Mỹ.
Ngoài ra, số đầu đạn được triển khai trên tên lửa Trung Quốc cũng sẽ tăng trong vòng 5 năm tới, từ mức 16 lên 100 đầu đạn.
Trong một nghiên cứu khác được công bố vào ngày 19-1, Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ (FAS) cũng nhận định JL-3 có bước tiến lớn so với phiên bản trước là JL-2.
JL-2 có tầm bắn khoảng 7.200 km, được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân Type 094A từ năm 2015. Trong khi đó, tên lửa JL-3 với tầm bắn 10.000km sẽ được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Type 096 của Trung Quốc vào năm 2025.
Tuy nhiên, ngay cả khi có tầm bắn cải thiện, tên lửa JL-3 vẫn phải được phóng từ biển Bột Hải nếu muốn có tầm bắn bao phủ lục địa Mỹ.
Theo chuyên gia an ninh Malcolm Davis tại Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia, việc sở hữu khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm giúp Trung Quốc có cơ hội đáp trả lại một cuộc tấn công hạt nhân, tuy nhiên, dòng tên lửa JL vẫn cần phóng cách xa bờ biển nước này nếu muốn tầm bắn vươn tới bờ đông nước Mỹ.
Do đó, ông Davis cho rằng, việc triển khai tàu ngầm một cách bất thường như thế mà không bị phát hiện là một thách thức đối Trung Quốc.
Đặng Vũ