Mỹ sắp cấp phép cho Ấn Độ quyền sản xuất thiết giáp Stryker

Thiết giáp Stryker nhiều khả năng sẽ được sản xuất tại một quốc gia Nam Á, đó chính là Ấn Độ.

Ấn Độ và Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm xe thiết giáp Stryker, kết quả sẽ dẫn đến thỏa thuận về việc sản xuất chung, điều này được ấn phẩm Times of India đưa tin.

Ấn Độ và Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm xe thiết giáp Stryker, kết quả sẽ dẫn đến thỏa thuận về việc sản xuất chung, điều này được ấn phẩm Times of India đưa tin.

Theo thông báo, hai quốc gia đang ở "giai đoạn đàm phán nâng cao" về việc cùng sản xuất thiết giáp Stryker trong phiên bản xe bọc thép chở quân (M1126), dự án này thuộc lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa đôi bên.

Theo thông báo, hai quốc gia đang ở "giai đoạn đàm phán nâng cao" về việc cùng sản xuất thiết giáp Stryker trong phiên bản xe bọc thép chở quân (M1126), dự án này thuộc lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa đôi bên.

Được biết phía Mỹ sẽ chứng minh tính cơ động và hỏa lực của thiết giáp Stryker phù hợp với yêu cầu từ phía New Delhi. Các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra ở vùng cao nguyên Ladakh và Sikkim ở Ấn Độ.

Được biết phía Mỹ sẽ chứng minh tính cơ động và hỏa lực của thiết giáp Stryker phù hợp với yêu cầu từ phía New Delhi. Các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra ở vùng cao nguyên Ladakh và Sikkim ở Ấn Độ.

Quyết định cuối cùng về việc sản xuất xe bọc thép chở quân Stryker ở quốc gia Nam Á này sẽ phụ thuộc vào việc nó có đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tiểu đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Ấn Độ hay không, cũng như mức độ chuyển giao các công nghệ quan trọng.

Quyết định cuối cùng về việc sản xuất xe bọc thép chở quân Stryker ở quốc gia Nam Á này sẽ phụ thuộc vào việc nó có đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tiểu đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Ấn Độ hay không, cũng như mức độ chuyển giao các công nghệ quan trọng.

Kế hoạch nội địa hóa xe bọc thép bánh lốp của Mỹ được biết đến từ cuối năm ngoái nhưng đến nay, lộ trình hợp tác giữa hai nước mới được đăng tải. Ấn Độ đang xem xét kế hoạch 3 giai đoạn cho dự án được đề xuất.

Kế hoạch nội địa hóa xe bọc thép bánh lốp của Mỹ được biết đến từ cuối năm ngoái nhưng đến nay, lộ trình hợp tác giữa hai nước mới được đăng tải. Ấn Độ đang xem xét kế hoạch 3 giai đoạn cho dự án được đề xuất.

Theo nguồn tin của ấn phẩm Times of India, giai đoạn đầu tiên sẽ bao gồm việc mua có giới hạn các xe bọc thép có sẵn theo chương trình Bán hàng Quân sự Nước ngoài (FMS) của Mỹ.

Theo nguồn tin của ấn phẩm Times of India, giai đoạn đầu tiên sẽ bao gồm việc mua có giới hạn các xe bọc thép có sẵn theo chương trình Bán hàng Quân sự Nước ngoài (FMS) của Mỹ.

Việc sản xuất chung Stryker ở Ấn Độ sẽ bắt đầu ngay sau khi mua lô xe bọc thép chở quân đầu tiên. Hiện tại chưa rõ công ty nào tại quốc gia Nam Á này sẽ hợp tác với General Dynamics. Tờ Times of India lưu ý rằng đó có thể là cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Việc sản xuất chung Stryker ở Ấn Độ sẽ bắt đầu ngay sau khi mua lô xe bọc thép chở quân đầu tiên. Hiện tại chưa rõ công ty nào tại quốc gia Nam Á này sẽ hợp tác với General Dynamics. Tờ Times of India lưu ý rằng đó có thể là cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Giai đoạn thứ ba đồng thời là cuối cùng của chương trình hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Mỹ trong việc sản xuất xe bọc thép liên quan đến việc cùng phát triển các phiên bản mới nhất của dòng Stryker.

Giai đoạn thứ ba đồng thời là cuối cùng của chương trình hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Mỹ trong việc sản xuất xe bọc thép liên quan đến việc cùng phát triển các phiên bản mới nhất của dòng Stryker.

Chương trình liên quan đến việc phát triển một thế hệ xe chiến đấu bánh lốp StrykerX hoàn toàn mới được công ty General Dynamics Land Systems của Mỹ giới thiệu vào tháng 10/2022.

Chương trình liên quan đến việc phát triển một thế hệ xe chiến đấu bánh lốp StrykerX hoàn toàn mới được công ty General Dynamics Land Systems của Mỹ giới thiệu vào tháng 10/2022.

Ngoài ra cần nhắc lại rằng các cuộc đàm phán về nội địa hóa sản xuất thiết bị đã bắt đầu vào năm ngoái, khi chính phủ Ấn Độ tăng cường mua vũ khí, điều mà một số phương tiện truyền thông gọi là tình trạng khẩn cấp khi căng thẳng biên giới leo thang.

Ngoài ra cần nhắc lại rằng các cuộc đàm phán về nội địa hóa sản xuất thiết bị đã bắt đầu vào năm ngoái, khi chính phủ Ấn Độ tăng cường mua vũ khí, điều mà một số phương tiện truyền thông gọi là tình trạng khẩn cấp khi căng thẳng biên giới leo thang.

Ấn Độ cần hàng ngàn chiếc xe như vậy, hầu hết Stryker sẽ được trang bị hệ thống tên lửa chống tăng. Số còn lại sẽ tích hợp các phương tiện giám sát chiến trường, hoặc sẽ được cung cấp dưới dạng xe chỉ huy và xe tham mưu.

Ấn Độ cần hàng ngàn chiếc xe như vậy, hầu hết Stryker sẽ được trang bị hệ thống tên lửa chống tăng. Số còn lại sẽ tích hợp các phương tiện giám sát chiến trường, hoặc sẽ được cung cấp dưới dạng xe chỉ huy và xe tham mưu.

Đối với khung gầm thiết giáp Stryker, nó vẫn được đánh giá cao ở tính tùy biến, khi có thể hoán cải để đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bởi vậy còn có biệt danh "quái vật biến hình".

Đối với khung gầm thiết giáp Stryker, nó vẫn được đánh giá cao ở tính tùy biến, khi có thể hoán cải để đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bởi vậy còn có biệt danh "quái vật biến hình".

Một số phiên bản đặc biệt của thiết giáp Stryker bao gồm xe mang tên lửa chống tăng M1134 ATGM, xe tăng bánh lốp chuyên hỗ trợ hỏa lực M1128 MGS, xe chỉ huy, xe cứu thương...

Một số phiên bản đặc biệt của thiết giáp Stryker bao gồm xe mang tên lửa chống tăng M1134 ATGM, xe tăng bánh lốp chuyên hỗ trợ hỏa lực M1128 MGS, xe chỉ huy, xe cứu thương...

Phương tiện này có nhược điểm duy nhất là không có khả năng bơi, tuy nhiên với việc dự kiến triển khai ở vùng núi cao của Ấn Độ thì điều này cũng không quan trọng lắm.

Phương tiện này có nhược điểm duy nhất là không có khả năng bơi, tuy nhiên với việc dự kiến triển khai ở vùng núi cao của Ấn Độ thì điều này cũng không quan trọng lắm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-sap-cap-phep-cho-an-do-quyen-san-xuat-thiet-giap-stryker-post580151.antd