Mỹ trang bị đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ cho tàu ngầm Ohio
Đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ có sức công phá vẫn lớn hơn nhiều so với loại thông thường.
Trong khi tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phản đối ý tưởng trang bị vũ khí hạt nhân "công suất thấp" cho tàu ngầm chiến lược thì quân đội nước này đã hoàn thành sản xuất một lô đầu đạn hạt nhân công suất thấp W76-2 thế hệ mới nhất. Điều này đã được báo cáo bởi Cục Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia.
Các đầu đạn mới đã được trao cho Hải quân Hoa Kỳ để trang bị cho các bộ phận của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa - ICBM Trident II (D5) trên các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Ohio. Những phương tiện chiến đấu được tích hợp tên lửa với đầu đạn mới đã đi vào làm nhiệm vụ chiến đấu.
Tổng số đầu đạn được bàn giao trong lô này không được báo cáo, tuy nhiên các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Lầu Năm Góc đã nhận được ít nhất 50 đầu đạn hạt nhân W76-2 với đương lượng nổ khoảng 5 - 6 kiloton trong khoảng thời gian từ tháng 11/2019 đến nay.
Cần lưu ý rằng mỗi SSBN mang theo 2 tên lửa với đầu đạn "công suất thấp", 18 tên lửa Trident II còn lại vẫn được trang bị đầu đạn W76-1 có đương lượng nổ 90 kiloton và W88 với công suất 455 kiloton.
Quyết định tái trang bị một số tên lửa mang đầu đạn hạt nhân "năng lượng thấp" được chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra nhằm mục đích rõ ràng là để "kiềm chế Nga".
Theo các chính trị gia Mỹ, Moskva có thể cảm thấy rằng Washington sẽ không muốn sử dụng vũ khí hạt nhân của mình trong trường hợp xảy ra đối đầu với Liên bang Nga, vì vũ khí hạt nhân hiện tại là quá mạnh.
Tuy nhiên quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều. Theo một số chuyên gia, kẻ thù vẫn sẽ không phát hiện ra rằng một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân công suất thấp đã được phóng vào mình và để đáp trả, họ sẽ gửi tên lửa của chính mình nhưng mạnh hơn.
Được biết Trident là một họ tên lửa đạn đạo phóng từ vật liệu rắn ba tầng do Mỹ triển khai. Tên lửa này có thể mang tới 14 đầu đạn W76 (100 kt) hoặc 8 đầu đạn W88 (475 kt), vũ khí này cũng đang được nâng cấp.