Tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun đưa tin sau cuộc phỏng vấn Tướng Charles Flynn - tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.
Quá trình triển khai các hệ thống tên lửa đất đối đất tầm trung Typhoon ở khu vực này gắn liền với việc tạo ra yếu tố răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc.
Về phần mình, Tướng Flynn lưu ý rằng ông sẽ không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về việc các hệ thống tên lửa sẽ được triển khai ở đâu và khi nào bởi vì đó là thông tin bí mật.
Nếu hệ thống tên lửa tầm trung trên mặt đất được triển khai trong khu vực, đây sẽ là trường hợp đầu tiên như vậy kể từ khi Washington và Moskva ký kết hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (IMF) vào năm 1987.
Hệ thống phóng tên lửa mặt đất tầm trung Typhoon được thiết kế để Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ sử dụng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk cũng như tên lửa phòng không SM-6.
Về phần mình, đại diện Lầu Năm Góc lưu ý rằng hệ thống mới sẽ giúp thu hẹp chênh lệch về khả năng tấn công bằng tên lửa với Trung Quốc.
Trước đó vào tháng 12 năm 2022, Lục quân Hoa Kỳ đã nhận được nguyên mẫu đầu tiên của tổ hợp tên lửa đất đối đất tầm trung theo chương trình MRC, còn được biết đến với tên chính thức là Typhoon.
Vào tháng 7 năm 2023, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lần đầu tiên công khai giới thiệu một phương tiện mặt đất không người lái - bệ phóng tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.
Việc tạo ra những khẩu đội như vậy nhằm tăng cường khả năng tấn công ở khoảng cách xa đồng thời duy trì năng lực kiểm soát không gian hàng hải.
So với biến thể di động BGM-109G Gryphon từng được triển khai trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì hệ thống Typhoon có ưu điểm lớn là phóng được cả tên lửa phòng không.
Điều này khiến nó trở thành vũ khí có khả năng công thủ toàn diện, đây là điều cực kỳ quan trọng bởi khả năng bị đáp trả là rất cao trong điều kiện tác chiến hiện đại.
Sao Đỏ