Năm 2025, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2,59% so với năm 2024

Chiều ngày 03/01, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT năm 2024 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2025.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh dự và chủ trì hội nghị.

Cùng dự có đồng chí Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở NN-PTNT và lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh; Ngân hàng NN-PTNT Trà Vinh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND và Phòng NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố…

Năm 2024, tổng giá trị sản xuất toàn ngành 32.389 tỷ đồng, vượt 0,45% kế hoạch, tăng 4,26% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 4,15% so với diện tích tự nhiên, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,9%, vượt 01% chỉ tiêu kế hoạch (trong đó, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 83,2%, vượt 1,22% chỉ tiêu kế hoạch).

Đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh dự và chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh dự và chủ trì hội nghị.

Đến nay, có 12,46% diện tích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao (tương đương 31.800ha); duy trì và phát triển được một vùng sản xuất tập trung; hơn 70 nhãn hiệu hàng hóa nông sản được xây dựng mới và duy trì. Chuyển đổi 846,23ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản… Nhờ đó, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương gắn với nhu cầu thị trường, giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Đến cuối năm duy trì 100% số xã đạt chuẩn NTM; 56 xã đạt NTM nâng cao; 15 xã NTM kiểu mẫu; 09/09 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (huyện Cầu Kè và Tiểu Cần); tỉnh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.

Đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT phát biểu khai mạc hội nghị

Đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT phát biểu khai mạc hội nghị

Năm 2025 với mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với XDNTM phồn vinh và văn minh. Phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản là 2,59% so với năm 2024; trong đó, lĩnh vực trồng trọt (diện tích lúa cả năm 199.500ha/1,13 triệu tấn; cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày 54.952ha/1,63 triệu tấn; cây dừa 455.000 tấn, cây ăn trái 412.000 tấn); đàn heo đạt 300.000 con, đàn bò 260.000 con, đàn gia cầm 6,6 triệu con; thủy sản với sản lượng 248.050 tấn; lâm nghiệp: tỷ lệ che phủ rừng tăng 0,05%, lên 4,2% diện tích tự nhiên.

Đồng chí Phạm Thanh Toàn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè kiến nghị tỉnh sớm hướng dẫn về sử dụng kinh phí thực hiện nạo vét các công trình kênh thủy lợi.

Đồng chí Phạm Thanh Toàn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè kiến nghị tỉnh sớm hướng dẫn về sử dụng kinh phí thực hiện nạo vét các công trình kênh thủy lợi.

Về môi trường giữ vững tỷ lệ 99,9% dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; Duy trì 100% số xã đạt chuẩn NTM; 09/09 huyện, thị xã đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 05 xã NTM nâng cao, 04 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Tại hội nghị, đại biểu phân tích những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và kiến nghị trong thời gian tới, như: phát triển kinh tế tập thể đối với hợp tác xã gặp khó khăn do không có quỹ đất công để xây dựng trụ sở; các sản phẩm OCOP 03 sao, sau khi được công nhận, việc tiêu thụ sản phẩm, tính cạnh tranh không cao, thời gian tới cần tập trung hỗ trợ nâng cao cho các chủ thể OCOP…

Một số nghị định khi triển khai hỗ trợ nông dân, hiện gặp khó về xác định, đánh giá vật nuôi được đầu tư. Tình hình sạt lở ở các cửa sông lớn, cồn diễn biến phức tạp. Trong chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ngành chuyên môn sớm thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất, để nông dân chủ động tốt về mùa vụ sản xuất trong từng loại cây trồng, vật nuôi…

Đồng chí Lê Văn Phi, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Ngang thông tin về những khó khăn trong vụ thả nuôi thủy sản ở những tháng đầu năm do giá giảm, ảnh hưởng đến sản lượng, diện tích…

Đồng chí Lê Văn Phi, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Ngang thông tin về những khó khăn trong vụ thả nuôi thủy sản ở những tháng đầu năm do giá giảm, ảnh hưởng đến sản lượng, diện tích…

Sớm triển khai hướng dẫn về sử dụng kinh phí trong thực hiện nạo vét các công trình kênh thủy lợi; quy trình thanh, quyết toán trong hỗ trợ kinh phí cho nông dân thực hiện đầu tư xử lý môi trường (biogas) trong chăn nuôi.

Đối với phân cấp quản lý các đê bao ở khu vực cồn, cù lao cho địa phương (cấp huyện), hiện đang gặp khó về kinh phí trong gia cố, khắc phục và sửa chữa các tuyến đê bao do nguồn kinh phí quá lớn, tỉnh cần hỗ trợ. Đối với các sản phẩm trái cây như cam sành, hiện 02 địa phương là Càng Long và Cầu Kè gặp khó về đầu ra, tỉnh cần xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến chuyên sâu về cam sành…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hoàng chỉ đạo trong thời gian tới thực hiện tốt quy hoạch ngành, tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh mang tính bền vững công nghệ cao, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hoàng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hoàng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục nhân rộng đề án 01 triệu héc-ta lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Đổi mới, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác có hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi, giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với 05 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng).

Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp thúc đẩy XDNTM. Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ nhanh các điểm nghẽn. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ phân vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu…

Tin, ảnh: HỮU HUỆ

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/kinh-te/nam-2025-phan-dau-toc-do-tang-truong-gia-tri-san-xuat-nong-lam-thuy-san-2-59-so-voi-nam-2024-42571.html