Năm học mới và những nỗi lo cũ

Năm học mới đã bắt đầu, nhưng những nỗi lo mang tên các khoản thu đầu năm rồi học thêm, dạy thêm... vẫn là những nỗi niềm cũ. Tưởng rằng sau những cảnh báo của báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng thì năm nay phụ huynh sẽ không phải ám ảnh bởi từ lạm thu, nhưng không, có những trường vẫn thu sai quy định, có những trường 'lách luật' dưới danh nghĩa là thỏa thuận giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường hoặc rải đều các khoản thu. Năm học mới nhưng nỗi lo cũ, vẫn ám ảnh: Mùa tựu trường là mùa 'thu' và là thời điểm các em học sinh 'tăng ga' để bước vào những buổi học 'không còn tuổi thơ'.

Vào năm học, tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn còn tiếp diễn ở cấp tiểu học.

“Lách luật”các khoản thu

Sau khi kếtthúc buổi họp phụ huynh, một học sinh đầu cấp ở một trường tiểu học trên địabàn thành phố Ninh Bình phải nộp 2 triệu đồng/cháu, chưa kể những khoản đã thukhi chưa bước vào đầu năm học như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, bảo việt,đồng phục…khoảng hơn 1 triệu đồng.

Điều đáng nói là các khoản thu được “láchluật” dưới hình thức là sự thỏa thuận của phụ huynh mà Hội Phụ huynh học sinhđứng ra đại diện, gần như ép buộc với những bản thu chi đã có sẵn trong tay vànhững giấy tờ đã in sẵn theo số lượng học sinh trên lớp, phụ huynh đến dự họpchỉ phải ký và nộp tiền.

Những khoản thu khá vô lý như bảo dưỡng điều hòa, muati vi, tiền Quỹ hội… nằm trong danh mục Ban Đại diện cha mẹ học sinh không đượcthu theo Thông tư 55 của Bộ Giáo dục lại là những con số chiếm “thị phần” khálớn trong danh mục thu đầu năm.

Và để con em mình được “yên ổn” học tập thì hâùhết các bậc phụ huynh khi đi họp đều gật đầu đồng ý, có phản ứng thì cũng rất nhẹvì là ý kiến thiểu số. Dân chủ khi hỏi ý kiến phụ huynh nhưng thực ra là “sự đãrồi” và có cô giáo chủ nhiệm ở đó đồng tình, Hội Phụ huynh học sinh của trườngđã đồng ý, buổi họp phụ huynh đầu năm thực chất chỉ là “diễn” lại những mànkịch như mọi năm và phụ huynh lại tìm cách xoay sở để có tiền nộp cho con, nhấtlà những gia đình có 2 con học đầu cấp, số tiền phải nộp mùa tựu trường khôngphải là nhỏ, khoảng trên dưới 5 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Huyền, phường PhúcThành, thành phố Ninh Bình cho biết: Tôi có 2 con, 1 cháu đầu cấp và một cháuđang học Tiểu học, tổng số tiền nộp từ khi đi học đến giờ cũng khá nhiều. Nhàtrường chia nhỏ các khoản tiền để không phải nộp dồn dập ở buổi họp phụ huynhđầu năm như thu trước tiền đồng phục, tiền bảo hiểm, bảo việt, lợn nhựa…

Tổngcác khoản thu thì gần như không thay đổi. Phụ huynh nhiều người biết quy địnhnhững khoản được thu và không được thu trong nhà trường qua các phương tiệnthông tin đại chúng nhưng hầu như ai cũng bỏ qua vì sợ ảnh hưởng đến con mình,sợ bị trù dập. Đằng nào cũng là phục vụ cho con mình có môi trường học tốt hơn.

Còn anh Nguyễn Văn Q. ở phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình thì cho biết:Năm nay các khoản thu đầu năm giảm đi đáng kể nhưng khi họp phụ huynh, cô giáocũng thông báo luôn là sắp tới sẽ triển khai việc sửa sân khấu, lắp camera...

Chia nhỏcác khoản thu, thu trước khi họp phụ huynh đầu năm cũng là một trong những hìnhthức “lách luật” mà nhiều trường học đã và đang áp dụng. Một hình thức hợp pháphóa các khoản thu theo quy định là nhường quyền điều hành buổi họp phụ huynhcho đại diện Hội Phụ huynh để có được sự nhất trí của đa số, nếu có ai phátbiểu hay ý kiến khác thì cũng chỉ là thiểu số rất ít mà người nọ, người kia lạinhấm nháy nhau “Thôi cho lành”...

Nỗi ám ảnhhọc thêm

Lớp cuôícấp 2, cấp 3 học thêm đã đành để các em thi đầu vào cấp 3 và thi THPT quốc gianhưng giờ đây học thêm tràn lan từ lớp 1 và nở rộ, nhất là ở khu vực thành phố.Chị Nguyễn Thị T. (Phường Nam Thành, Thành phố Ninh Bình) than thở: “Con tôimới học lớp 1, chưa đọc thông viết thạo mà khi họp phụ huynh cô giáo đã phổbiến tham gia các cuộc thi Violympic Toán Tiếng Việt, Violympic Toán Tiếng Anhqua mạng và một số cuộc thi khác. Tôi hỏi một phụ huynh ngồi cùng bàn là chưabiết chữ thì làm sao thi được, chị ấy bảo phải đi học thêm, nếu không thì khôngtheo kịp”.

Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quy định đối với cấp Tiêủhọc, giáo viên không được cho bài tập về nhà, giảm thiểu tối đa chương trìnhnhưng thực tế hiện nay, bài tập về nhà rất nhiều, các cuộc thi trên mạng cảtiếng Anh lẫn tiếng Việt cũng được phát động rộng rãi; các đội tuyển “núp bóng”dưới cái tên CLB tiếng Anh, CLB Toán, CLB Tiếng Việt...để học thêm buổi chiều,để nhà trường có được thành tích cao.

Ai cũng muốn con mình bằng bạn bằng bè,có “cầu” ắt có “cung” nhưng “cầu” ở đây không phải tự nguyện mà là ép buộc, dovậy tình trạng học thêm diễn ra tràn lan ở các cấp học, các bậc học. Nhìn nhữngem học sinh lớp 1 mệt mỏi với 3 ca học 1 ngày rồi khi kết thúc lúc hơn 9 giờtối lại lao đầu vào làm bài tập ở lớp mới thấy thương cái sự học ngày nay.

Đãđến lúc, ngành Giáo dục cần can thiệp mạnh hơn nữa với các chế tài cụ thể để từlạm thu không còn là cụm từ cửa miệng của cha mẹ học sinh đầu năm học, kể cảviệc “lách luật” của các trường. Và cũng đến lúc xem xét, nên hay không nên tồntại cái gọi là Hội Phụ huynh học sinh hay Ban Đại diện cha mẹ học sinh vì hiệntại Hội này chưa làm đúng với chức năng theo quy định, chỉ là “cánh tay nối dài”của nhà trường để triển khai các khoản thu và các hoạt động ngoại khóa.

Việchọc thêm, dạy thêm cần được chấn chỉnh lại, nhất là đối với bậc Tiểu học. Việclấy kết quả các kỳ thi Violympic, thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi...làm tiêu chí đểđánh giá thành tích của các trường, các lớp cũng nên được xem xét lại để cáccuộc thi này thực sự là sân chơi cho học sinh như tiêu chí Bộ Giáo dục và Đàotạo đề ra.

Bài, ảnh:Nguyễn Khánh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nam-hoc-moi-va-nhung-noi-lo-cu-20191004090850190p4c31.htm