Năm nay cúng ông Công ông Táo thời điểm nào tốt nhất?

Tùy theo điều kiện gia đình và phong tục tập quán từng địa phương mà có những nghi thức khác nhau trong lễ cúng như hoa tươi, quả tốt, xôi, gà, đèn nến, rượu, cau trầu, bánh kẹo,...

Ông Công ông Táo là ai?

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.

Mặc dù các gia đình cúng ông Công ông Táo theo truyền thống nhưng nhiều người thực sự không rõ ông Công ông Táo là ai? Tại sao lại cúng ông Công ông Táo? Và tại sao cúng ông Công ông Táo lại là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm?

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian.

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong thủy Hoàng Gia cho biết, trong quan niệm của người xưa, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới. Họ là đại diện cho thần tiên hạ phàm chăm lo dân chúng, trong đó:

Vị thứ nhất là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình, thường gọi là "Thổ thần thổ địa".

Vị thứ hai là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình, ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

Vị thứ ba là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hóa đồ ăn thức uống cho gia đình, vị này còn có tên khác là "Thổ kỳ".

Trong ba vị Táo quân, chỉ có Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân là nhận lệnh về chầu Ngọc Đế, hai vị kia ở lại. Sở dĩ vị này được đại diện lên thiên đình vì ngài có chức năng “tư mệnh” tức là quán xuyến về vận mệnh của gia chủ, ghi lại thiện ác, công tội ở nhân gian.

Cúng ông Công ông Táo lúc nào là tốt nhất?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong thủy Hoàng Gia, bản chất của lễ cúng Táo quân là việc tạ ơn chư vị tôn thần trong năm đã chở che chăm sóc cho gia đình, từ sức khỏe đến tinh thần, từ tăng gia, sản xuất đến thương mại, quan trường. Đó là cái lễ của nhân đối với thần, của đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả người người trồng cây. Đó cũng là cái đức hiếu sinh mà con người cần có bổn phận phải ghi nhớ.

Vì lẽ ấy, cúng Táo quân có thể bất cứ ngày nào trong năm nhưng người ta thường chọn dịp cuối năm, khi mà ông Táo chuẩn bị về Trời để làm lễ hậu. Cứ đúng giữa trưa ngày 23 tháng Chạp thì Ngài Đông Trù Tư Mệnh sẽ khởi giá về triều nên việc cúng lễ các ngài nên sớm hơn giờ đó, cũng có thể cúng trước một vài ngày.

Tùy theo điều kiện gia đình và phong tục tập quán từng địa phương mà có những nghi thức khác nhau trong lễ cúng. Thông thường, tế phẩm sẽ có hoa tươi, quả tốt, xôi, gà, đèn nến, rượu, cau trầu, bánh kẹo, kim ngân, y phục.

Giám đốc Viện Phong thủy Hoàng Gia cho biết, ngày tốt để cúng Táo quân năm 2024 là ngày 22 và 23 tháng Chạp. Nếu cúng ngày 22, gia chủ có thể chọn lúc 11h30 trưa hoặc 19h15 tối. Nếu cúng ngày 23 thì trước 12h trưa là được.

Vì sao cá chép được lựa chọn làm lễ cúng ông Công ông Táo?

Theo học giả Phan Kế Bính ghi lại năm 1915 cho biết, người Việt Nam cúng ông Công ông Táo một con cá chép để làm “ngựa” cho Táo lên trời. Truyền thuyết có kể, vào một năm, trời hạn hán, vì số rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hòa cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm rồng gọi là “Thi rồng”.

Khi chiếu trời ban xuống, vua Thủy Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa rồng.

Cá chép được lựa chọn làm lễ cúng ông Công ông Táo vào dịp 23 tháng Chạp.

Cá chép được lựa chọn làm lễ cúng ông Công ông Táo vào dịp 23 tháng Chạp.

Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại.

Trong lễ cúng ông Táo, có nhà còn kết hợp phóng sinh chim cá để xả xui nhân dịp cuối năm. Việc này không có gì xấu vì phóng sinh là một biểu thị của việc hành thiện. Hành thiện có hai dạng là tâm cầu phước báo và không cầu phước báo. Nếu tâm không cầu phước báo thì phúc phần đến chậm nhưng lâu dài.

Nếu tâm cầu phước báo thì phúc đến nhanh hơn nhưng ngắn ngủi. Khi cuộc sống đang gặp nhiều phiền não thì việc hành thiện để cầu phước báo chẳng có gì sai, chỉ có điều những việc như phóng sinh chim cá thì cần phải chọn nơi phù hợp và có ý thức bảo vệ môi trường.

Trong lễ cúng ông Táo, có nhà còn kết hợp phóng sinh chim cá để xả xui nhân dịp cuối năm. Việc này không có gì xấu vì phóng sinh là một biểu thị của việc hành thiện. Hành thiện có hai dạng là tâm cầu phước báo và không cầu phước báo. Nếu tâm không cầu phước báo thì phúc phần đến chậm nhưng lâu dài.

Nếu tâm cầu phước báo thì phúc đến nhanh hơn nhưng ngắn ngủi. Khi cuộc sống đang gặp nhiều phiền não thì việc hành thiện để cầu phước báo chẳng có gì sai, chỉ có điều những việc như phóng sinh chim cá thì cần phải chọn nơi phù hợp và có ý thức bảo vệ môi trường.

Nam Anh

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/cung-ong-cong-ong-tao-nam-nay-thoi-diem-nao-tot-nhat-d196685.html