Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cấp xã
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là nhóm cán bộ cơ sở trong hệ thống hành chính ở nước ta, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Vì đây là cấp chính quyền cơ sở, gần dân, sát dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng và Nhà nước tới nhân dân và tổ chức thực hiện. Hệ thống chính trị cấp xã chỉ thực hiện được vai trò đó khi xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực tố chức thực tiễn...
Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, là nền tảng để nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Trong Nghị quyết Trung ương IV khóa XI, XII, XIII, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc ngăn chặn, đấy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cũng như những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong cán bộ, đảng viên, trong đó đào tạo, bồi dưỡng được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Đặc biệt, tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng hoạt động, quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 3.351 cán bộ, công chức. Trình độ chuyên môn sơ cấp 10 người, trung cấp 524 người, cao đẳng 147 người, đại học và trên đại học 2.670 người; trình độ lý luận chính trị: sơ cấp 324 người, trung cấp 2.458 người, cao cấp 77 người; trình độ quản lý nhà nước 3.165 người.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 08-CT/TU ngày 16/7/2021 về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025; Đề án số 06-ĐA/TU ngày 29/10/2021 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch, hằng năm cử cán bộ, công chức cấp xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh, vị trí việc làm. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Phối hợp tổ chức 1 lớp đào tạo đại học đối với 49 cán bộ, công chức cấp xã; mở 216 lớp bồi dưỡng với 14.748 lượt người tham gia..., qua đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trên địa bàn tỉnh. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên đáng kể, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, việc mở lớp đào tạo cho cán bộ chủ chốt cấp xã theo Đề án số 06-ĐA/TU còn chậm so với lộ trình. Việc cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở một số cơ quan, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc chuyên môn nhiều, khó bố trí nhân lực thay thế; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng giữa các cơ quan, đơn vị có sự khác nhau (mặc dù tỉnh đã có chính sách chung); chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu chưa được cập nhật thường xuyên, chưa sát với nhu cầu người học, chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ thực tế của từng giai đoạn; trang thiết bị dùng cho dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp huyện. Các chương trình giáo trình còn nặng về lý thuyết; vẫn còn hiện tượng người học chạy theo bằng cấp nhằm đủ điều kiện để giữ vị trí; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hằng năm chưa được thường xuyên; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng; một số cán bộ, công chức chưa coi việc học tập là công việc thường xuyên, là nghĩa vụ của cán bộ, công chức.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã nói riêng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Xác định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ, do vậy cần phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Các cấp ủy địa phương cần chú trọng chỉ đạo xây dụng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của từng giai đoạn; chọn cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, tránh tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.
Đổi mới, ban hành cơ chế, chính sách tạo động lực để cán bộ, công chức tự giác, chủ động, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; cùng với đó, xây dụng chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong và sau quá trình tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở phải đảm bảo tính hệ thống, tính cơ bản, tính hiện đại và tính thực tiễn, sát hợp với từng đối tượng, từng loại chức danh cán bộ; chú trọng hơn nữa về kỹ năng, bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Xây dựng được đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đủ về số lượng, có cơ cấu họp lý, bảo đảm chất lượng, giỏi lý luận, giàu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp giảng dạy tiên tiến, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề; tăng cường đội ngũ giảng viên, báo cáo viên kiêm chức, thỉnh giảng đã và đang là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại địa phương hoặc mời các chuyên gia tham gia báo cáo một số chuyên đề.
Đa dạng và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các loại hình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để phù họp với điều kiện thực tiễn trong bối cảnh xã hội số; đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá năng lực, kỹ năng vận dụng những kiến thức từ khóa bồi dưỡng để giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra trong thực tiễn.
Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Ngoài đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý thì cơ chế hoạt động, năng lực vận hành tổ chức bộ máy cần được quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác bồi dưỡng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho giảng dạy, nghiên cứu và học tập.