Nâng cao giá trị hạt gạo Việt, từ đề án 1 triệu hecta lúa

Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang được triển khai tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, mục tiêu hướng đến là nâng tầm hạt gạo Việt Nam, khi canh tác lúa chất lượng cao, nông dân không chỉ có lợi nhuận mà còn trách nhiệm với môi trường.

Theo ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc Hợp tác xã Tân Long, 5ha lúa này được thí điểm mô hình canh tác lúa theo hướng giảm phát thải carbon, qua đây nhằm giảm chi phí đầu vào ở nhiều khâu, đồng thời tăng năng suất, giá trị hạt lúa gạo và nguồn thu nhập cho người dân.

Theo nhiều nông dân tham gia đề án, cách làm mới trong sản xuất đã giúp bà con nông dân "trúng đậm" cả về năng suất lẫn giá bán và quan trọng hơn, ngay từ đầu vụ, lúa đã được bao tiêu, giúp giảm 2,5 - 3 lần lượng giống gieo sạ; giảm gần 50% lượng nước tưới và giảm 1,5 - 4 triệu đồng/ha chi phí đầu vào.

Đề án 1 triệu hecta lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL, đồng thời hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, một cách tiếp cận và tư duy mới, khó thực hiện, nhưng sẽ kích thích không ngừng nỗ lực để tạo ra giá trị mới.

Hiện các địa phương ĐBSCL đang triển khai kế hoạch thực hiện đề án 1 triệu ha lúa, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 8/2024 sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100.000ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!

Công Tràng

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/nang-cao-gia-tri-hat-gao-viet-tu-de-an-1-trieu-hecta-lua-231539.htm