Trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn ở vụ Hè Thu 2024 và Thu Đông 2024 tại 5 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương dự kiến sẽ mở rộng mô hình thí điểm Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông Xuân 2024 - 2025.
Một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến mở rộng mô hình thí điểm đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao ra nhiều huyện, thị xã trong vụ đông xuân 2024-2025. Theo đó, vụ lúa này được thí điểm ở 65 mô hình trên diện tích hơn 3.300 hecta.
Với mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế và ổn định đời sống nông dân, huyện Hà Trung đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất vụ đông. Năm nay, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cùng với những khó khăn trong chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp, huyện đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ từ quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đến khuyến khích liên kết tiêu thụ sản phẩm. Những nỗ lực này đang từng bước đưa sản xuất vụ đông trở thành mùa vụ trọng điểm, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đến nay, Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao đã triển khai được gần 1 năm và cho những tín hiệu rất khả quan.
Sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao được huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) chú trọng đầu tư, phát triển thời gian qua, đã cho năng suất, lợi nhuận tăng cao so với sản xuất bình thường. Kết quả này đang tạo đà để huyện tiếp tục phát huy, ứng dụng vào Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL' (gọi tắt là Đề án) sắp tới. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 sẽ có gần 16.000ha lúa sản xuất theo Đề án.
Cây dâu tây đưa vào đồng đất huyện Mai Sơn trồng từ năm 2016, chủ yếu ở xã Cò Nòi. Với hiệu quả kinh tế mang lại, vụ dâu tây năm nay, bà con đã tăng lên gần 550 ha, mở rộng trồng đến nhiều xã trong huyện, hình thành vùng chuyên canh với sự tham gia của hàng trăm hộ dân và các hợp tác xã.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có An Giang. Do đó, việc hỗ trợ nông dân thực hiện các biện pháp canh tác thích ứng với BĐKH đang là nhiệm vụ thiết yếu, nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp trong tương lai.
Hiện 12 tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long đã bắt tay thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh từ đây cho đến năm 2030. Để thực hiện đề án, các địa phương đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể, trong đó có những cách làm hay, mô hình hiệu quả, qua đó đạt được một số kết quả bước đầu. Ghi nhận tại An Giang, địa phương đăng ký tham gia đến 152.000ha trong đề án và là một trong những địa phương có sản lượng và diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước.
Thực hiện 'Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050', Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030'. Thông qua mô hình thí điểm này để tập huấn cho nông dân trong vùng hiểu về quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Đồng thời, giúp người nông dân thay đổi phương thức, tập quán sản xuất cũ, tổ chức lại nền sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm vừa tạo ra lúa sạch, có năng suất cao, lại vừa bán được tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.
Những năm qua, nhiều hợp tác xã trên địa bàn huyện Tánh Linh đã mạnh dạn liên kết với các công ty, viện nghiện cứu thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dần hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người nông dân.
Thời gian vừa qua, Chính phủ, các Bộ ngành đã nỗ lực cùng 12 địa phương vùng ĐBSCL triển khai thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030' và đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030', Hậu Giang đã triển khai các mô hình thí điểm, bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Lãnh đạo tỉnh mong muốn nông dân phát huy quyền làm chủ của mình, đại diện nông dân trong tỉnh, các hợp tác xã, doanh nghiệp, trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng.
Tánh Linh, một trong những địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn của tỉnh. Địa phương đang từng bước quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các hợp tác xã ở Tánh Linh đã liên kết với các công ty sản xuất giống lúa chất lượng cao.
Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, ngành Nông nghiệp Việt Nam phát thải lượng KNK là 89 triệu tấn CO2, trong đó sản xuất lúa phát thải 44 triệu tấn CO2. Do đó, việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh sẽ góp phần giảm KNK, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho nông dân.
Vùng trồng quất tại Hội An là vùng chuyên canh cây quất lớn nhất tại khu vực miền Trung cung cấp cho nhiều tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào dịp Tết Nguyên đán. Thời điểm này, bà con nông dân tại đây đang tất bật chăm sóc để chuẩn bị cho vụ quất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.Ghi nhận của Truyền hình Thông tấn.
Hà Nội hiện có gần 1.500 hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian qua, thành phố mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung nhằm tạo nguồn nông sản có sản lượng lớn.
Được mệnh danh là vựa rau lớn nhất nhì Thủ đô, bà con nông dân tại vùng chuyên canh rau củ huyện Mê Linh (TP.Hà Nội) tất bật với việc thu hái, vào vụ mới sau bão. Đồng thời, người nông dân cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho vụ cận Tết với kỳ vọng giá cả sẽ khởi sắc hơn.
Vùng trồng quất tại Hội An là vùng chuyên canh cây quất lớn nhất tại khu vực miền Trung, cung cấp cho nhiều tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào dịp Tết Nguyên đán. Thời điểm này, bà con nông dân tại đây đang tất bật chăm sóc để chuẩn bị cho vụ quất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
Nông nghiệp là nguồn phát thải khí mê-tan (CH4) lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 40% lượng phát thải mêtan toàn cầu, trồng lúa nước cũng chiếm 8%.
Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.
Cau không phải là cây trồng chính, nông sản chủ lực. Hải Dương cũng không quy hoạch vùng trồng cau.
Chiều 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' trên địa bàn tỉnh Long An.
Ngày 25-10, UBND tỉnh Long An tổ chức Hội thảo chuyên đề 'Giải pháp ứng dụng công nghệ trong thực hiện chương trình giao canh tác lúa bền vững, giảm phát thải nhà kính'.
Chiều 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' trên địa bàn tỉnh Long An (gọi tắt là Đề án).
Sáng nay 25/10, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo liên kết chuỗi giá trị lúa gạo, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Sự kiện này sẽ là bước tiến quan trọng, thúc đẩy hợp tác giữa các bên.
Sau 1 năm triển khai, thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030', Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện 7 mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Các cánh đồng nằm trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm được 30% - 50% lượng giống, giúp bà con nông dân giảm được từ 0,6 - 1,6 triệu đồng/ha
Khoảng 200 đại biểu thuộc ngành nông Việt Nam, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng các chuyên gia quy tụ tại Hậu Giang để thảo luận, nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách giúp tỉnh có định hướng chỉ đạo thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao trong thời gian tới.
Gần nửa năm nay, giá cá lóc luôn ở mức thấp, khiến các hộ nuôi cá ở Trà Vinh đối mặt với nguy cơ càng neo càng thua lỗ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa được vinh danh Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024.
Sáng 25-10, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao'. Tham dự hội thảo có nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường khu vực ĐBSCL.
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Chiều 24/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc, nghe báo cáo kết quả xây dựng Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; tiến độ huy động nguồn lực triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Đề án phải có tiêu chí để lựa chọn 'đúng và trúng' dự án quan trọng, cấp bách cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các dự án đa mục tiêu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Bộ GTVT… rà soát, xác định các mục tiêu cụ thể để tránh chồng chéo với các dự án, đề án đã được triển khai tại ĐBSCL.
Xử lý rơm rạ không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn có thể gia tăng thu nhập cho nông dân. Thế nhưng, làm sao để đưa rơm ra khỏi đồng ruộng để xử lý đang là vấn đề nan giải không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại cuộc làm việc, chiều 24/10, nghe báo cáo kết quả xây dựng Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; tiến độ huy động nguồn lực triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Trong số 63 hợp tác xã (HTX) trong cả nước được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam biểu dương tại chương trình 'Tự hào nông dân Việt Nam 2024', tỉnh Tây Ninh có HTX cây ăn trái Bàu Đồn (ấp 7, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu).
Mô hình thí điểm thực hiện trong vụ thu đông 2024, với diện tích 50ha được bố trí 3 phương pháp gieo sạ: Sạ hàng kết hợp vùi phân, sạ cụm kết hợp vùi phân và sạ bằng drone.
Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).