Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua 'Dân vận khéo' ở Sa Pa
Trước đây, tại phường Phan Si Păng (thị xã Sa Pa), một số hộ vẫn giữ một vài tập tục ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư lâu đời. Triển khai phong trào thi đua 'Dân vận khéo' được cụ thể bằng việc vận động người dân cải tạo tập tục lạc hậu ra đời. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương đã có nhiều phương thức tiếp cận, vận động người dân xóa bỏ các hủ tục. Sau một thời gian triển khai, thực hiện đã tạo sự chuyển biến rõ nét trên địa bàn.
Trước đây, tại phường Phan Si Păng (thị xã Sa Pa), một số hộ vẫn giữ một vài tập tục ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư lâu đời. Triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cụ thể bằng việc vận động người dân cải tạo tập tục lạc hậu ra đời. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương đã có nhiều phương thức tiếp cận, vận động người dân xóa bỏ các hủ tục. Sau một thời gian triển khai, thực hiện đã tạo sự chuyển biến rõ nét trên địa bàn.
Không chỉ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, các mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất - kinh doanh cũng được địa phương triển khai thực hiện bằng các mô hình gắn với địa chỉ cụ thể. Điển hình như mô hình trồng cây ăn quả có múi, phát triển du lịch cộng đồng, nuôi cá nước lạnh, trồng hoa địa lan… đã góp phần vào công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, trên địa bàn thị xã Sa Pa triển khai thực hiện nhiều dự án xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị, số hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng lớn. Một mặt quan tâm giải quyết quyền và lợi ích chính đáng của người dân, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã chỉ đạo xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” để tiếp cận, giải thích cho người dân hiểu và ủng hộ chủ trương của tỉnh, thị xã, hướng đến xây dựng thị xã ngày càng đẹp hơn. Đến nay, thị xã Sa Pa đã vận động thành công 270 hộ còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; tuyên truyền, vận động 17 hộ tự tháo dỡ hàng rào ngăn cản việc thi công nhà máy thủy điện Nậm Sài, thủy điện Bản Hồ và dự án sắp xếp dân cư xã Trung Chải, xã Ngũ Chỉ Sơn; phối hợp tuyên truyền, vận động di chuyển các phần mộ trong phạm vi dự án công viên Mường Hoa. Thông qua dân vận khéo mà các công trình, dự án trọng tâm trên địa bàn thị xã Sa Pa được người dân đồng thuận cao, nhận hỗ trợ và trả mặt bằng cho dự án thi công…
Từ năm 2021 - 2023, trên địa bàn thị xã Sa Pa đã xây dựng được 30 mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế; 23 mô hình trong lĩnh vực văn hóa - xã hội; 15 mô hình trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt nhiều kết quả. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với phong trào được nâng lên. Phương thức, nội dung dân vận ngày càng được đổi mới; đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận từ thị xã đến cơ sở đều nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với phong trào. Nhân dân trên địa bàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của các cấp chính quyền, phát huy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại khu dân cư.
Bà Vàng Thị Bích Liên, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy Sa Pa cho biết: Nét nổi bật trong việc nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” của thị xã là đã đổi mới về phương thức, nội dung ngày càng thực chất gắn với các mô có địa chỉ cụ thể, khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay trên tất cả các lĩnh vực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh nghiệm thực tế tại thị xã Sa Pa, để phong trào thi đua “Dân vận khéo” đạt hiệu quả, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên, hội viên, Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào và phải được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu địa phương; gắn thực hiện phong trào với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
Đặc biệt, việc lựa chọn mô hình “Dân vận khéo” phải sát hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, bền vững và khả năng nhân rộng. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mô hình; kịp thời biểu dương, khen thưởng điển hình “Dân vận khéo”…