Nâng cao ý thức tri ân cho người trẻ: Việc cần làm thường xuyên
Khi gần đến những ngày kỷ niệm như 30/4 - 1/5, hay 27/7, 2/9, trong lòng người trẻ Việt Nam lại rộn ràng tình cảm yêu nước, tưởng nhớ công ơn của ông cha từ thời xưa. Tuy nhiên, người trẻ cần phải được tuyên truyền, 'vun trồng' tình yêu thương để công tác tri ân trở thành điều tự nhiên diễn ra mỗi ngày chứ không phải chỉ trong các dịp lễ quan trọng.
Giáo dục bồi đắp tình yêu thương
Còn nhớ, vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam,30/4 - 1/5 ở TP HCM, trong lúc đang xếp hàng chờ đợi xem lễ diễu binh, trướckhông khí oi ả, dòng người nô nức, tiếng la mắng của hai thanh niên dành cho nhữngngười cựu chiến binh khiến rất nhiều người chứng kiến bức xúc. Được biết, haithanh niên đều là sinh viên đại học đã dùng lời lẽ thô lỗ để “đuổi” một nhómcác bác cựu chiến binh.
May mắn, gần đó, một tốp 6 nữ sinh viên đã nhanh chóng mơìcác bác cựu chiến binh đến ngồi cùng mình. Một nữ sinh trong nhóm đến từ tỉnhLong An (sau sáp nhật là tỉnh Tây Ninh) chia sẻ, cô rất buồn trước hành động vôlễ của hai nam sinh kia và ứa nước mắt khi nghe các bác cựu chiến binh cảm thấy“tủi thân”. Nữ sinh viên cho biết, cô sinh ra, lớn lên ở mảnh đất Long An (naylà Tây Ninh) thấm đẫm những mất mát và hy sinh trong chiến tranh, cô luôn đượcgia đình, thầy cô giáo dục về giá trị của độc lập, tự do và sự hy sinh cao cả củacha ông. Trong trái tim cô gái trẻ luôn chứa đựng lòng kính trọng và biết ơnsâu sắc đối với những người đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân, thậm chí cả xươngmáu để cô và thế hệ trẻ ngày nay được sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Chính vì vậy, ngay khi nhìn thấy các bác cựu chiến binh lâmvào tình thế khó xử, cô cùng nhóm bạn đã ngay lập tức chia sẻ chỗ ngồi cho cácbác. Cô và bạn bè cũng cùng tâm sự, chia sẻ để các bác vơi đi nỗi lòng.

Hình ảnh nữ sinh đến từ tỉnh Tây Ninh (Long An cũ) là một trong 6 nữ sinh đã giúp đỡ các bác cựu chiến binh bị nhóm thành niên hành xử vô lễ. (Nguồn: Hoàng Dung)
Thực tế, nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng khát vọng thống nhất,tinh thần chiến đấu kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta vẫnluôn cháy bỏng, “truyền lửa” qua từng thế hệ. Giữa bối cảnh đất nước đang chuyểnmình bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình với những yêu câùcao hơn về trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần đổi mới, thì đáng sợ nhất là thái độvô cảm với các giá trị truyền thống và vô ơn với những người có công với dân, vơínước. Sự vô cảm ấy nhiều khi bắt đầu từ những suy nghĩ đơn giản, coi nhẹ các hoạtđộng giáo dục truyền thống. Một câu hỏi đặt ra làm sao để vun đắp cho thế hệ trẻkhông chỉ sức mạnh trí tuệ, mà còn cả trái tim biết yêu thương, trân trọng côngsức của thế hệ cha ông đi trước?
Mặc dù trong vài năm trở lại đây, công tác tri ân được họcsinh, sinh viên năng nổ, tích cực tham gia, tuy nhiên, để việc tri ân trở thànhý thức, hành động tự nhiên chứ không chỉ diễn ra trong những ngày lễ, thì hoạtđộng giáo dục bồi đắp tình yêu thương ngay từ trong nhà trường, gia đình, phườngxã là vô cùng quan trọng.
Lấy ví dụ, ngay từ giữa tháng 7, đoàn viên, thanh niên ở 99xã, phường trong tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức bữa cơm tri ân ở nhà Mẹ Việt Nam Anhhùng, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đây là một trong nhiều hoạtđộng tri ân của tuổi trẻ tỉnh Bắc Ninh với sự hi sinh, cống hiến của thế hệ trước.Hoạt động này không chỉ thu hút đoàn viên, thanh niên của tỉnh Bắc Ninh thamgia, mà chương trình có sự chung tay của các em học sinh. Những em nhỏ sẽ đượccác đoàn viên, thanh niên hướng dẫn làm công việc đơn giản để góp phần chuẩn bịbữa cơm tươm tất tri ân nhà của Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thươngbinh,... Các em tham gia sẽ được nghe chia sẻ, tâm sự, trò chuyện cùng gia đìnhcủa những người có công với đất nước. Đây là một hoạt động góp phần giáo dục thếhệ trẻ về truyền thống yêu nước.
Tại “Trại hè Việt Nam 2025” với chủ đề “Cùng nhau viết tiếpcâu chuyện hòa bình”, ngày 22/7, tại phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị Đoàn đạibiểu thanh niên, sinh viên kiều bào tiêu biểu do bà Ngô Thị Thanh Mai, Phó Chủnhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) làm trưởngđoàn cùng đại diện cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Trị đã đến dâng hương, dâng hoatri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ.
Trại hè đã đưa các em sinh viên kiều bào đến với mảnh đất QuảngTrị anh hùng, được thăm các “địa chỉ đỏ”, viếng các Nghĩa trang liệt sỹ và thắphương tri ân anh hùng liệt sỹ, trò chuyện với các cựu chiến binh. Sau hànhtrình ý nghĩa này, em sẽ giới thiệu cho các bạn bè quốc tế nơi các em sinh sốngbiết nhiều hơn về quê hương Việt Nam và những trải nghiệm của bản thân.
Cho đến những hoạt động thực tế, ý nghĩa của thế hệ trẻ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có câu nói: “Thươngbinh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công vơíTổ quốc, với Nhân dân. Cho nên, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phảithương yêu và giúp đỡ họ”, Đảng và Nhà nước luôn xác định công tác thương binh,liệt sĩ là một trong những vấn đề lớn của đất nước và đã đưa ra nhiều chủtrương, chính sách đền ơn, đáp nghĩa. Hàng nghìn liệt sĩ đã từ những cánh rừngthăm thẳm được về với nghĩa trang quê mẹ. Việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp nôítruyền thống yêu nước, ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước rất được Đảng,Nhà nước chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ,...

Những buổi nói chuyện của các cựu chiến binh về truyền thống cách mạng với các em học sinh luôn được yêu thích, chờ đón tại các trường học. (Ảnh minh họa - Nguồn Báo Hưng Yên)
Giáo dục lòng biết ơn đã trở thành “điểm tựa” để người trẻcó những hành động thiết thực đền ơn, đáp nghĩa cho những gia đình thương binh,liệt sĩ, hỗ trợ người có công với đất nước. Điều đặc biệt các hoạt động thực tếnày đang được thực hiện mỗi tháng, mỗi năm đang trở thành điều tự nhiên và tanlỏa ý nghĩa tốt đẹp đến với xã hội.
Đó là câu chuyện của nhóm Skyline do anh Phùng Quang Trung(sinh sống ở Hải Dương) đứng đầu. Tính đến nay, nhóm đã phục dựng gần chụcnghìn bức ảnh của các liệt sĩ. Anh Phùng Quang Trung chia sẻ, anh và đội nhóm củamình bén duyên bất ngờ với việc phục dựng di ảnh liệt sĩ. Bắt đầu từ câu chuyệnlà cách đây hơn bốn năm, nhóm anh Phùng Quang Trung lên mạng chỉnh sửa, phục dựngảnh miễn phí cho người khác. Lúc này anh chưa có ý tưởng gì về việc phục dựng ảnhliệt sĩ. Có một huấn luyện viên boxing ở Hà Nội liên hệ nhờ Trung phục dựng lạibức ảnh người bác đã hy sinh từ chiến trường Quảng Trị, gia đình chỉ còn tìm thâýnhững mảnh xương gói trong lá cờ Tổ quốc. Đó là bức ảnh liệt sĩ đầu tiên cácanh phục dựng. Một bức ảnh đen trắng, gương mặt bị mất một mảng, rất khó phục dựng.Nhóm bạn năm người đã thức bốn đêm để làm. Ngày cuối, Trung vừa chỉnh sửa, vưàlive trên mạng xã hội, huấn luyện viên ấy vẫn thức xem. Hôm sau, lúc nhận bức ảnhbác mình, anh huấn luyện viên boxing lực lưỡng khóc nấc nghẹn ngào.
Từ đó, nhóm Skyline đã nhận phục chế rất nhiều di ảnh liệtsĩ xuyên suốt cả năm, không kể ngày đêm. Có những hôm thức trắng đêm, hay gặpnhững bức ảnh đã bị hư hỏng nặng nề do thời gian, các anh vẫn nỗ lực, cố gắnghoàn thiện và đem đến cho các gia đình.
Hiện nay, nhiều trường đại học, cơ quan, đoàn thể đã hỗ trợ thế hệ thanh, thiếu niên tổ chức những buổi lễ giao lưu, giúp các em được nghe lại các câu chuyện lịch sử đầy xúc động của các cựu chiến binh. “Thời ca hoa lửa” là sự kiện thuộc dự án thiện nguyện do sinh viên Đại học FPT Hà Nội thực hiện, với mong muốn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ, tôn vinh những câu chuyện của thế hệ cha ông đi trước - những người đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu vì hòa bình nền hôm nay. Dự án không chỉ là một hoạt động từ thiện mà còn mang trong mình một sứ mệnh lớn hơn: Kết nối quá khứ với hiện tại, lan tỏa tinh thần tri ân và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc. Tại chương trình, các sinh viên không chỉ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn được trò chuyện với các cựu chiến binh, từ đó thấu hiểu hơn về một thế hệ ông cha anh hùng của dân tộc.