Náo nức xem thi thả diều 'nhí' ở lễ hội làng ngoại thành Hà Nội

Chiều 3/5 (tức 14/3 âm lịch), nằm trong khuôn khổ lễ hội thi thả diều truyền thống của làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phần thi thả diều cho thiếu nhi đã được tổ chức thu hút đông đảo thí sinh 'nhí' và nhân dân tới tham dự.

14h, 51 diều và thí sinh tham gia phần thi thả diều dành cho thiếu nhi đã có mặt tại sân miếu Châu Trần.

14h, 51 diều và thí sinh tham gia phần thi thả diều dành cho thiếu nhi đã có mặt tại sân miếu Châu Trần.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó trưởng ban trọng tài cho biết, đối với diều sử dụng trong phần thi của thiếu nhi Ban tổ chức yêu cầu sải cánh diều phải từ 1m2 đến 2m19.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó trưởng ban trọng tài cho biết, đối với diều sử dụng trong phần thi của thiếu nhi Ban tổ chức yêu cầu sải cánh diều phải từ 1m2 đến 2m19.

Khi tín hiệu khai cuộc bắt đầu, những con diều được tung lên bầu trời trong tiếng reo hò rộn vang của khán giả.

Khi tín hiệu khai cuộc bắt đầu, những con diều được tung lên bầu trời trong tiếng reo hò rộn vang của khán giả.

Lễ hội gắn với cuộc thi thả diều truyền thống nghìn năm tuổi ở làng Bá Dương Nội đang hướng đến mục tiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội gắn với cuộc thi thả diều truyền thống nghìn năm tuổi ở làng Bá Dương Nội đang hướng đến mục tiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Ở Bá Dương Nội hầu như ai cũng biết làm diều và chơi thả diều từ rất sớm. Cuộc thi thả diều cho thiếu nhi được tổ chức cũng nhằm tạo điều kiện và truyền cảm hứng cho lớp trẻ tiếp tục kế thừa và phát triển nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây.

Ở Bá Dương Nội hầu như ai cũng biết làm diều và chơi thả diều từ rất sớm. Cuộc thi thả diều cho thiếu nhi được tổ chức cũng nhằm tạo điều kiện và truyền cảm hứng cho lớp trẻ tiếp tục kế thừa và phát triển nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây.

Diều dùng trong phần thi cho thiếu nhi có thể do các em tự làm hay người thân hỗ trợ. Thí sinh Nguyễn Anh Tiến (14 tuổi) cho biết: “Con diều của em chỉ mất 200.000 đồng để làm vì một số thứ tốn kém như dây dù em có thể đi mượn được”.

Diều dùng trong phần thi cho thiếu nhi có thể do các em tự làm hay người thân hỗ trợ. Thí sinh Nguyễn Anh Tiến (14 tuổi) cho biết: “Con diều của em chỉ mất 200.000 đồng để làm vì một số thứ tốn kém như dây dù em có thể đi mượn được”.

Cũng giống với phần thi cho người lớn về quy chế chấm giải Hội thi thả diều, Ban Tổ chức cho biết sẽ có 4 tiêu chí: diều phải có sải cánh dài nhất (tối đa 2m19 đối với diều thiếu nhi). Độ cao và độ đứng của diều, khi diều lên phải đứng yên. Cuối cùng là sáo, sáo càng to và diều mang nhiều sáo hơn thì được điểm cộng.

Cũng giống với phần thi cho người lớn về quy chế chấm giải Hội thi thả diều, Ban Tổ chức cho biết sẽ có 4 tiêu chí: diều phải có sải cánh dài nhất (tối đa 2m19 đối với diều thiếu nhi). Độ cao và độ đứng của diều, khi diều lên phải đứng yên. Cuối cùng là sáo, sáo càng to và diều mang nhiều sáo hơn thì được điểm cộng.

Vài con diều khi vừa khởi động đã không giữ được gió mà rơi xuống, người thân phải hỗ trợ các em thả lại.

Vài con diều khi vừa khởi động đã không giữ được gió mà rơi xuống, người thân phải hỗ trợ các em thả lại.

Một đội thi thường gồm 3 người, người thi chính sẽ cầm dây diều để điều khiển, còn lại 2 người giữ cuộn dây và hỗ trợ lúc vừa thả.

Một đội thi thường gồm 3 người, người thi chính sẽ cầm dây diều để điều khiển, còn lại 2 người giữ cuộn dây và hỗ trợ lúc vừa thả.

Khi diều lên cao, lực kéo của dây rất mạnh. Các thí sinh phải dùng găng tay để tránh dây diều cứa có thể gây chấn thương cho bàn tay.

Khi diều lên cao, lực kéo của dây rất mạnh. Các thí sinh phải dùng găng tay để tránh dây diều cứa có thể gây chấn thương cho bàn tay.

Những con diều no gió có thể đạt độ cao hàng km, quan sát từ bên dưới chỉ còn là những chấm đen trên bầu trời. Thậm chí vào tay “lão làng” diều còn bay khuất trong mây mắt thường không thể quan sát.

Những con diều no gió có thể đạt độ cao hàng km, quan sát từ bên dưới chỉ còn là những chấm đen trên bầu trời. Thậm chí vào tay “lão làng” diều còn bay khuất trong mây mắt thường không thể quan sát.

Diều lên cao, lực kéo mạnh nhiều thí sinh nhí đã phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân.

Diều lên cao, lực kéo mạnh nhiều thí sinh nhí đã phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân.

Ông Đăng Tiến – người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc làm diều và thả diều cũng đeo găng tay để trợ giúp cho cháu ngoại. “diều muốn bay cao, bay xa thì phải làm từ giấy xi măng, vì giấy xi măng có độ nhám cao dễ ăn gió hơn các loại giấy có bề mặt bóng”, ông Tiến chia sẻ.

Ông Đăng Tiến – người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc làm diều và thả diều cũng đeo găng tay để trợ giúp cho cháu ngoại. “diều muốn bay cao, bay xa thì phải làm từ giấy xi măng, vì giấy xi măng có độ nhám cao dễ ăn gió hơn các loại giấy có bề mặt bóng”, ông Tiến chia sẻ.

Thả diều không thể chỉ đứng một chỗ, nhiều thí sinh đã băng qua ruộng rau để có được những bước chạy đà chính xác nhất.

Thả diều không thể chỉ đứng một chỗ, nhiều thí sinh đã băng qua ruộng rau để có được những bước chạy đà chính xác nhất.

3 tuổi đã tập làm diều, lần đầu tiên đưa diều đi thi năm 7 tuổi, phần thi thả điều dành cho thiếu nhi kết thúc với phần thắng thuộc về diều số 02 của thí sinh Phạm Văn Khoa (9 tuổi).

3 tuổi đã tập làm diều, lần đầu tiên đưa diều đi thi năm 7 tuổi, phần thi thả điều dành cho thiếu nhi kết thúc với phần thắng thuộc về diều số 02 của thí sinh Phạm Văn Khoa (9 tuổi).

Phần thi thả diều nhí tại lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội.

Tuấn Anh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/nao-nuc-xem-thi-tha-dieu-nhi-o-le-hoi-lang-ngoai-thanh-ha-noi-post1017854.vov