NASA bất ngờ bắt được tín hiệu lạ của người ngoài hành tinh?

Khi bay đến gần Ganymede - vệ tinh của sao Mộc, tàu Juno của NASA đã thu được những âm thanh bí ẩn, giống như dạng ngôn ngữ giao tiếp của người ngoài hành tinh.

Mới đây, cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ ( NASA) đã tiết lộ đoạn âm thanh lạ dài 50 giây mà tàu thăm dò Juno thu được trong chuyến bay gần Ganymede - mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc.

Mới đây, cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ ( NASA) đã tiết lộ đoạn âm thanh lạ dài 50 giây mà tàu thăm dò Juno thu được trong chuyến bay gần Ganymede - mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc.

Các âm thanh bao gồm tiếng rít vang và vo ve, tăng dần cao độ lên đỉnh điểm rồi sau đó giảm xuống bí ẩn. Lúc đó, tàu Juno đạt đến điểm tiếp cận gần nhất với mặt trăng Ganymede trong vòng bay thứ 34 của nó quanh Sao Mộc.

Các âm thanh bao gồm tiếng rít vang và vo ve, tăng dần cao độ lên đỉnh điểm rồi sau đó giảm xuống bí ẩn. Lúc đó, tàu Juno đạt đến điểm tiếp cận gần nhất với mặt trăng Ganymede trong vòng bay thứ 34 của nó quanh Sao Mộc.

Được biết, tàu vũ trụ lúc đó chỉ cách bề mặt mặt trăng 1.038 km, di chuyển với vận tốc tương đối là 67.000 km/giờ.

Được biết, tàu vũ trụ lúc đó chỉ cách bề mặt mặt trăng 1.038 km, di chuyển với vận tốc tương đối là 67.000 km/giờ.

Theo tiến sĩ Scott Bolton - nhà nghiên cứu hành tinh từ Viện Nghiên cứu Tây Nam và là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm điều hành Juno, nếu lắng nghe kỹ, chúng ta có thể nghe thấy sự thay đổi đột ngột ở các tần số cao hơn.

Theo tiến sĩ Scott Bolton - nhà nghiên cứu hành tinh từ Viện Nghiên cứu Tây Nam và là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm điều hành Juno, nếu lắng nghe kỹ, chúng ta có thể nghe thấy sự thay đổi đột ngột ở các tần số cao hơn.

Điều này dường như cho thấy tàu Juno đang di chuyển qua một vùng khác trong từ quyển trên vệ tinh Ganymede. "Bản nhạc nền vừa đủ hoang dã để khiến bạn cảm thấy như thể bạn đang ở ngay kế bên tàu Juno đi nó ngang qua Ganymede lần đầu tiên sau hơn 2 thập kỷ. Chúng tôi sẽ phân tích để xem nó chứa đựng những thông tin gì", Scott cho biết thêm.

Điều này dường như cho thấy tàu Juno đang di chuyển qua một vùng khác trong từ quyển trên vệ tinh Ganymede. "Bản nhạc nền vừa đủ hoang dã để khiến bạn cảm thấy như thể bạn đang ở ngay kế bên tàu Juno đi nó ngang qua Ganymede lần đầu tiên sau hơn 2 thập kỷ. Chúng tôi sẽ phân tích để xem nó chứa đựng những thông tin gì", Scott cho biết thêm.

Một số cư dân mạng sau khi nghe xong đã cho rằng, âm thanh nghe như bản Revolution 9 trong album White của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles.

Một số cư dân mạng sau khi nghe xong đã cho rằng, âm thanh nghe như bản Revolution 9 trong album White của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles.

Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Thậm chí nó còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương, vốn đã từng được coi là một hành tinh.

Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Thậm chí nó còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương, vốn đã từng được coi là một hành tinh.

Ganymede quay một vòng quanh Sao Mộc hết hơn 7 ngày. Tính theo khoảng cách đến Sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh và đứng thứ 3 trong 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc.

Ganymede quay một vòng quanh Sao Mộc hết hơn 7 ngày. Tính theo khoảng cách đến Sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh và đứng thứ 3 trong 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc.

Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt. Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200 km trong lòng vệ tinh.

Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt. Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200 km trong lòng vệ tinh.

Bề mặt của nó có 2 kiểu địa hình chính. Vùng tối màu có vô số những hố thiên thạch, được hình thành 4 tỉ năm trước và chiếm 1/3 diện tích bề mặt vệ tinh.

Bề mặt của nó có 2 kiểu địa hình chính. Vùng tối màu có vô số những hố thiên thạch, được hình thành 4 tỉ năm trước và chiếm 1/3 diện tích bề mặt vệ tinh.

Phần còn lại là vùng sáng màu hơn có nhiều những rặng núi và đường rãnh hình thành muộn hơn một chút. Nguyên nhân của những vết đứt gãy địa tầng xuất hiện trên vùng sáng của Ganymede có thể là từ những hoạt động địa chất sinh ra từ nhiệt ma sát do biến dạng của Ganymede dưới lực hấp dẫn từ Sao Mộc.

Phần còn lại là vùng sáng màu hơn có nhiều những rặng núi và đường rãnh hình thành muộn hơn một chút. Nguyên nhân của những vết đứt gãy địa tầng xuất hiện trên vùng sáng của Ganymede có thể là từ những hoạt động địa chất sinh ra từ nhiệt ma sát do biến dạng của Ganymede dưới lực hấp dẫn từ Sao Mộc.

Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời đã phát hiện được sự xuất hiện của quyển từ. Từ quyển của Ganymede rất yếu sinh ra do những quá trình đối lưu trong phần lõi kim loại nóng chảy của nó.

Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời đã phát hiện được sự xuất hiện của quyển từ. Từ quyển của Ganymede rất yếu sinh ra do những quá trình đối lưu trong phần lõi kim loại nóng chảy của nó.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-bat-ngo-bat-duoc-tin-hieu-la-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1652900.html