NASA công bố hình ảnh khó tin trên sao Hỏa, không ngờ đẹp tuyệt

Nhân kỷ niệm 20 năm hoạt động tàu quỹ đạo Odyssey, NASA đã công bố hình ảnh tuyệt đẹp hiếm hoi của sao Hỏa từ camera hồng ngoại của con tàu này.

Bức ảnh có tên “Blue Dunes on the Red Planet” (cồn cát xanh trên hành tinh đỏ), được chụp bằng camera hồng ngoại của tàu quỹ đạo Odyssey. Cồn cát này được tạo ra bởi những cơn gió mạnh, bao quanh mỏm cực Bắc của sao Hỏa với kích thước tương đương bang Texas (Mỹ).

Bức ảnh có tên “Blue Dunes on the Red Planet” (cồn cát xanh trên hành tinh đỏ), được chụp bằng camera hồng ngoại của tàu quỹ đạo Odyssey. Cồn cát này được tạo ra bởi những cơn gió mạnh, bao quanh mỏm cực Bắc của sao Hỏa với kích thước tương đương bang Texas (Mỹ).

Bức ảnh cồn cát được xử lý màu năm 2009 được chụp bởi Vệ tinh Trinh sát sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter - MRO). Màu của ảnh được xử lý để làm nổi bật các chi tiết như đỉnh cồn cát và gợn sóng tạo ra bởi gió thổi.

Bức ảnh cồn cát được xử lý màu năm 2009 được chụp bởi Vệ tinh Trinh sát sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter - MRO). Màu của ảnh được xử lý để làm nổi bật các chi tiết như đỉnh cồn cát và gợn sóng tạo ra bởi gió thổi.

Odyssey được phóng từ Trạm Không quân Mũi Canaveral, Florida, đi vào quỹ đạo Hỏa tinh vào tháng 10/2001. Hiện tại, Odyssey là tàu vũ trụ trên sao Hỏa hoạt động lâu nhất lịch sử.

Odyssey được phóng từ Trạm Không quân Mũi Canaveral, Florida, đi vào quỹ đạo Hỏa tinh vào tháng 10/2001. Hiện tại, Odyssey là tàu vũ trụ trên sao Hỏa hoạt động lâu nhất lịch sử.

Mê cung Noctis Labyrinthus trên bề mặt sao Hỏa. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm các thung lũng dốc cắt ngang, giống như một cấu trúc mê cung khổng lồ.

Mê cung Noctis Labyrinthus trên bề mặt sao Hỏa. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm các thung lũng dốc cắt ngang, giống như một cấu trúc mê cung khổng lồ.

Vùng đất cằn cỗi bị xói mòn ở Aram Chaos.

Vùng đất cằn cỗi bị xói mòn ở Aram Chaos.

Miệng núi lửa đảo ngược ở khu vực Arabia Terra của sao Hỏa, có đường kính khoảng 250 m.

Miệng núi lửa đảo ngược ở khu vực Arabia Terra của sao Hỏa, có đường kính khoảng 250 m.

Vùng Nili Fossae chứa mỏ đất sét là một trong những khu vực thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Nơi này cung cấp các điều kiện nghiên cứu vật chất hữu cơ.

Vùng Nili Fossae chứa mỏ đất sét là một trong những khu vực thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Nơi này cung cấp các điều kiện nghiên cứu vật chất hữu cơ.

Đụn cát có hình thù giống một con rắn khổng lồ trên vùng đồng bằng Hella được hình thành dưới tác động của những cơn gió thổi cùng một hướng trong thời gian dài.

Đụn cát có hình thù giống một con rắn khổng lồ trên vùng đồng bằng Hella được hình thành dưới tác động của những cơn gió thổi cùng một hướng trong thời gian dài.

Miệng núi lửa mới hình thành trên sao Hỏa.

Miệng núi lửa mới hình thành trên sao Hỏa.

Thiết bị tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (góc phần tư bên trái) và dấu vết mà nó để lại trên bề mặt hành tinh đỏ.

Thiết bị tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (góc phần tư bên trái) và dấu vết mà nó để lại trên bề mặt hành tinh đỏ.

Bão bụi trên cao ở vùng đồng Amazonia Planitia.

Bão bụi trên cao ở vùng đồng Amazonia Planitia.

Lốc bụi để lại những đường xoắn trên bề mặt sao Hỏa.

Lốc bụi để lại những đường xoắn trên bề mặt sao Hỏa.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-cong-bo-hinh-anh-kho-tin-tren-sao-hoa-khong-ngo-dep-tuyet-1522846.html