NASA công bố khắc hiếm có, đầy mê hoặc về mây 'siêu lạ' trên sao Mộc
Một tàu vũ trụ của NASA đã ghi lại những bức ảnh rõ ràng đầy mê hoặc chụp ở cự ly gần về mây trên sao Mộc.
Tàu vũ trụ năng lượng mặt trời Juno của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã bay quay quanh sao Mộc và ghi lại khoảnh khắc đẹp hiếm có trển hành tinh này.
Trong suốt bốn năm trên quỹ đạo của mình, Juno đã thực hiện một cuộc điều tra khoa học về Sao Mộc khi dành phần lớn thời gian ở khoảng cách xa người khổng lồ khí.
Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian ngắn, cứ sau 53 ngày, Juno có thể tiếp cận những đám mây sao Mộc ở cự li gần và ghi được nhiều hình ảnh thực sự tuyệt vời.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta và cũng quay nhanh hơn bất kỳ hành tinh lân cận nào, hoàn thành một vòng chỉ mất khoảng 10 giờ.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, sự quay vòng nhanh chóng dẫn đến việc tạo ra các luồng phản lực mạnh, tách các đám mây của Sao Mộc thành 'vùng sáng và vành đai tối', bao quanh nó.
Những cơn gió lớn trên sao Mộc có khi đạt vận tốc 384 mph và nổi tiếng với những cơn bão mạnh mẽ. Tia chớp trên hành tinh này đầy năng lượng, lớn gấp ba lần so với hiện tượng tương tự lớn nhất từng xảy ra trên Trái Đất.
Sau khi những bức ảnh sắc nét Juno ghi lại chuyển về Trái Đất, những chuyên viên nghiên cứu đã tỉ mỉ chọn lọc, xử lý cùng với sự khéo léo đã tạo ta một số khoảng khắc tựa như tác phẩm nghệ thuật thực sự về luồng khí khổng lồ trên sao Mộc.
Những bức hình về mây trên sao Mộc đều xuất hiện nhiều vân, sọc uốn lượn mang tính biểu tượng.
Juno là một phi vụ trong chương trình New Frontiers của NASA nhằm thám hiểm hành tinh Sao Mộc. NASA ước tính tổng chi phí cho dự án là 700 triệu USD vào thời điểm phóng hồi tháng 6/2009. Do những thắt chặt về ngân sách mà NASA đã phải lùi thời điểm phóng Juno đến tháng 8/2011 bằng tàu vũ trụ Atlas V. Đến tháng 6/2011, người ta ước tính tổng chi phí cho toàn bộ dự án lên tới 1,1 tỷ USD.
Mất 5 năm Juno mới có thể đến được sao Mộc vào tháng 8/2016. Juno hoàn thành sứ mệnh sau khi thực hiện 33 vòng quanh sao Mộc vào năm 10/2017 trước khi rơi xuống hành tinh khí khổng lồ này.