'NASAMS trên bánh xích' sẽ thay thế Strela-10 và Osa-AKM
Công ty quốc phòng FFG của Đức cùng với tập đoàn Kongsberg của Na Uy có kế hoạch trình diễn hệ thống tên lửa phòng không di động ACSV G5.
Điểm đặc biệt của Triển lãm quốc phòng Eurosatory 2024 sẽ là buổi trình diễn đầu tiên đối với tổ hợp phòng không - vốn đã được Quân đội Na Uy giới thiệu với tư cách là khách hàng tiềm năng trong một sự kiện riêng vào tháng 6 năm 2023.
Và do đặc thù về cấu hình của tổ hợp này, nó có thể được gọi là "NASAMS trên bánh xích", nhưng dành cho các tên lửa tầm ngắn, chẳng hạn như AIM-9X, bên cạnh đó theo giới phân tích cần phải chú ý đến những điều sau.
Về nguyên tắc, có một tình huống nghịch lý là mặc dù thế giới đang thiếu hụt đáng kể các thiết bị phòng không, nhưng việc Đức - Na Uy phát triển tổ hợp phòng không tầm ngắn dựa trên xe bọc thép ACSV G5 cho đến nay lại thu hút rất ít sự chú ý.
Để sản xuất tổ hợp này, các thành phần riêng lẻ khác được "huy động" từ hệ thống NASAMS do Konsberg của Na Uy sản xuất, trong khi radar là sản phẩm của công ty quốc phòng Weibel Scientific, Đan Mạch.
Trong khi đó khung gầm thiết giáp ACSV G5 ở đây chỉ hoạt động như một nền tảng module, thiết kế của nó cho phép thay đổi các tùy chọn vũ khí khác nhau.
Các đặc điểm của xe bọc thép ACSV G5 bao gồm: ở phiên bản tiêu chuẩn, cỗ máy này có trọng lượng chiến đấu 29 tấn và đủ sức mang tải trọng lên tới 9 tấn, kíp lái gồm 2 người, có thể mang tối đa 12 binh sĩ, tốc độ lớn nhất lên tới 74 km/h trên đường cao tốc.
Trong khi đó hệ thống NASAMS được cho là đã chứng minh khả năng tấn công máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình của đối phương trong quá trình thử nghiệm.
Nghĩa là sự gắn kết module NASAM lên khung gầm ACSV G5 có thể là sự thay thế đầy đủ chức năng cho các hệ thống phòng không tầm ngắn hiện có, chẳng hạn như Stinger của Hà Lan trên khung xa Fennek, hay Strela-10 và Osa-AKM do Liên Xô sản xuất trong đội hình Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Nhưng có một điều cần nhấn mạnh, để có được một hệ thống phòng không như vậy, bạn cần phải xếp hàng. Bởi vì chẳng hạn như Hà Lan là nước đầu tiên ký hợp đồng mua vũ khí trên cũng chỉ nhận được nó vào giai đoạn 2026 - 2028.
Theo Defense Express