NATO đông tiến bắt đầu từ việc Gorbachev đồng ý cho NATO đưa quân vào Đông Đức
Câu chuyện NATO hứa với Nga không được mở rộng sang phía là một huyền thoại được nhiều người nhắc đến. Và nó bắt đầu từ việc Gorbachev đồng ý cho NATO đưa quân vào Đông Đức.
Huyền thoại này, nếu gọi nó là như vậy, bắt nguồn từ năm 1990 - và chỉ hơn ba thập kỷ sau, nó tiếp tục trở thành mối bất bình trọng tâm trong câu chuyện đầy thử thách của Tổng thống Nga Vladimir Putin về mối quan hệ của Moscow với phương Tây.
Huyền thoại gây tranh cãi
Đó là câu hỏi về sự mở rộng của NATO - một vết thương chưa lành, với mối quan hệ Nga-phương Tây đang ở giai đoạn suy thoái thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, lại được đưa ra một lần nữa và hiện đang được công chúng quan tâm.
Đưa vấn đề trở thành tâm điểm lần này không phải là sự giận dữ của Putin mà là một báo cáo của tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London, trong một ấn phẩm ngày 13.5 năm ngoái, nhằm xóa tan một loạt những gì nó gọi là "huyền thoại và nhận thức sai lầm" đã định hình tư duy của phương Tây và ngăn cản họ thiết lập "một mối quan hệ ổn định và dễ quản lý với Moscow."
Tổng thống Liên Xô Gorbachev dùng 2 tay để bắt tay Bush cha, khi đó mới là Phó tổng thống của Ronald Reegan
Một "huyền thoại" đặc biệt đã khơi mào cho một cuộc tranh luận dữ dội trên báo chí, trên TV và trên Twitter: "Nga đã được hứa rằng NATO sẽ không mở rộng quy mô".
John Lough, cộng sự nghiên cứu, tác giả của phần này, viết: “Liên Xô chưa bao giờ được đưa ra một sự đảm bảo chính thức về các giới hạn của sự mở rộng NATO sau năm 1990. Moscow chỉ đơn thuần bóp méo lịch sử để giúp duy trì sự đồng thuận chống phương Tây ở trong nước"
Nhưng Nikolai Sokov, một cựu quan chức ngoại giao Nga từng làm việc trong Bộ Ngoại giao ở Moscow từ năm 1987 đến năm 1992, không đồng ý với quan điểm này. Ông nói: "Tuy nhiên, chúng tôi không cần phải giải quyết vấn đề này và vấn đề có thể vẫn là một kịch bản nhỏ trong lịch sử không cần phải giải quyết. Chuyện đáng lưu ý nhiều hơn là về cách thức mở rộng NATO và các lập luận được sử dụng để thúc đẩy sự mở rộng."
Và như vậy, hơn hai thập kỷ sau khi thành phần ban đầu gồm 16 thành viên trong Chiến tranh Lạnh của NATO lần đầu tiên được mở rộng để cả ba quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây gia nhập.
Jim Goldgeier, người từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton vào những năm 1990 cho biết: “Chúng tôi vẫn đang tranh luận về điều đó vì những người ủng hộ việc mở rộng tin rằng họ đã hành động một cách danh dự và giúp hàng triệu người từng bị Liên Xô thống trị đạt được tự do”.
"Câu chuyện của Nga là phương Tây đã lừa dối họ và hành động theo cách khiến họ bị loại khỏi châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh. Thật khó để bắc cầu giữa họ và thật quá cảm tính để cho rằng những hy vọng 30 năm trước của Nga trở thành một phần của châu Âu sẽ thành hiện thực. Vì vậy, có những người muốn đổ lỗi cho phương Tây, và những người muốn đổ lỗi cho Putin".
Bắt đầu từ bức tường Berlin
Đối với nhiều học giả về Chiến tranh Lạnh, nguồn gốc của câu chuyện chủ yếu có thể bắt nguồn từ chuyến thăm tháng 2.1990 của James Baker, ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush, tới Moscow, nơi Baker gặp nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Bức tường Berlin đã sụp đổ ba tháng trước đó và các nhà lãnh đạo phương Tây đang thảo luận cởi mở về việc liệu một nước Đức bị chia rẽ có được thống nhất hay không, điều mà Moscow e ngại - và nếu điều đó xảy ra, liệu các lực lượng NATO cuối cùng có đóng quân ở là Đông Đức hay không, khiến Moscow lo sợ.
Theo các bản ghi chép được Mỹ và Nga công bố nhiều năm sau đó, Baker đã đề cập đến chủ đề này với lập luận rằng tốt hơn nên có một nước Đức thống nhất trong cơ cấu chính trị và quân sự của NATO hơn là bên ngoài.
Mark Kramer, giám đốc Dự án Nghiên cứu Chiến tranh Lạnh tại Trung tâm Davis của Đại học Harvard, cho biết: “Không lúc nào trong cuộc thảo luận, cả Baker hay Gorbachev đưa ra câu hỏi về khả năng gia hạn tư cách thành viên NATO cho các quốc gia thuộc Khối Warszawa khác ngoài Đức”.
Kramer viết trong một bài báo trên tạp chí tháng 4.2009: “Thật vậy, họ sẽ không bao giờ nêu ra một vấn đề không có trong chương trình nghị sự ở bất cứ đâu, không phải ở Washington, không phải ở Moscow, và không ở bất kỳ Hiệp ước Warsaw hay thủ đô nào khác của NATO”.
Gorbachev đã gặp Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl một ngày sau cuộc gặp với Baker. Theo nghiên cứu của Kramer, chủ đề thống nhất nước Đức nổi bật hơn trong chương trình nghị sự so với Baker. Kramer viết: “Gorbachev không tìm kiếm bất kỳ sự đảm bảo nào về (sự mở rộng của NATO) và chắc chắn không nhận được bất kỳ sự đảm bảo nào".
Cuối cùng, theo Steven Pifer, cựu đại sứ Mỹ đang phục vụ tại Bộ Ngoại giao vào thời điểm đó, Mỹ, Pháp và Anh, cùng với Đức, đã đồng ý không triển khai các lực lượng NATO không thuộc Đức ở Đông Đức cũ.
Năm 1999, nhiều năm sau khi nước Đức thống nhất và rút toàn bộ quân đội Liên Xô khỏi Đông Âu, NATO kết nạp thêm 3 quốc gia thuộc Khối Warszawa trước đây: Ba Lan, Cộng hòa Czech và Hungary.
Mười năm sau, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức, Gorbachev phàn nàn rằng phương Tây đã lừa Moscow. "Nhiều người ở phương Tây đã bí mật xoa tay và cảm thấy điều gì đó giống như một niềm vui chiến thắng - gồm cả những người đã hứa với chúng tôi: 'Chúng tôi sẽ không dịch chuyển thêm 1 cm về phía đông'.
Nhưng Gorbachev sau đó 5 năm lại, nói rằng chủ đề mở rộng trên thực tế không bao giờ xuất hiện vào năm 1989 hoặc 1990. Ông nói với tờ báo Kommersant vào tháng 10.2014: "Chủ đề 'mở rộng NATO' chưa bao giờ được thảo luận; nó không được nêu ra trong những năm đó. Tôi nói điều này với đầy đủ ý nghĩa”.
Nói cách khác, có thể hiểu các lãnh đạo NATO chỉ hứa miệng với Gorbachev về chuyện không dịch chuyển thêm 1 cm về phía đông để lãnh đạo Liên Xô yên lòng đồng ý cho Đông Đức thống nhất với Tây Đức và nằm trong NATO. Thế nhưng, những cam kết 1 cm đó lại không được đưa vào các văn bản hay thỏa thuận chính thức nào. Do vậy, khi NATO kết nạp thành viên thì phía Nga chỉ có thể nhắc về lời hứa chứ không có bằng chứng pháp lý nào cụ thể.