NATO vội thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân, sau tín hiệu từ Nga

Sau cảnh báo của Nga về khả năng thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân, NATO vội tổ chức tập trận đáp trả.

NATO đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân có tên gọi Steadfast Noon 2024, nhằm mục đích kiểm tra chức năng hệ thống răn đe của liên minh.

NATO đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân có tên gọi Steadfast Noon 2024, nhằm mục đích kiểm tra chức năng hệ thống răn đe của liên minh.

Cuộc diễn tập trên không sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 24/10, trên không phận Vương quốc Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Máy bay chiến đấu dự kiến cũng sẽ cất cánh từ các căn cứ ở Ý và Mỹ.

Cuộc diễn tập trên không sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 24/10, trên không phận Vương quốc Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Máy bay chiến đấu dự kiến cũng sẽ cất cánh từ các căn cứ ở Ý và Mỹ.

Theo thông báo, sự kiện trên nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ngoài ra cuộc tập trận còn mang đến cơ hội thực hành những giao thức và quy trình an toàn liên quan đến xử lý vũ khí hạt nhân.

Theo thông báo, sự kiện trên nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ngoài ra cuộc tập trận còn mang đến cơ hội thực hành những giao thức và quy trình an toàn liên quan đến xử lý vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh đó, khả năng tương thích giữa những hệ thống vũ khí sẽ được tăng cường. Kịch bản diễn tập được thiết kế hướng đến yêu cầu phối hợp giữa các loại máy bay của những quốc gia có hệ thống điều khiển khác nhau.

Bên cạnh đó, khả năng tương thích giữa những hệ thống vũ khí sẽ được tăng cường. Kịch bản diễn tập được thiết kế hướng đến yêu cầu phối hợp giữa các loại máy bay của những quốc gia có hệ thống điều khiển khác nhau.

Ngoài ra, cuộc tập trận Steadfast Noon 2024 còn thể hiện sự sẵn sàng của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương trong việc bảo vệ các thành viên của mình bằng mọi phương tiện sẵn có, bao gồm cả kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, cuộc tập trận Steadfast Noon 2024 còn thể hiện sự sẵn sàng của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương trong việc bảo vệ các thành viên của mình bằng mọi phương tiện sẵn có, bao gồm cả kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân.

Giới truyền thông nhắc nhở, NATO vốn là một liên minh hạt nhân ngay từ khi được thành lập, họ luôn củng cố tiềm năng răn đe của mình trong suốt chiều dài lịch sử.

Giới truyền thông nhắc nhở, NATO vốn là một liên minh hạt nhân ngay từ khi được thành lập, họ luôn củng cố tiềm năng răn đe của mình trong suốt chiều dài lịch sử.

Mặc dù đôi khi xuất hiện thông tin lãnh đạo Liên minh ủng hộ việc giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng học thuyết chính thức của khối nói rõ: "Miễn là các quốc gia khác có vũ khí hạt nhân, thì NATO cũng buộc phải duy trì chúng".

Mặc dù đôi khi xuất hiện thông tin lãnh đạo Liên minh ủng hộ việc giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng học thuyết chính thức của khối nói rõ: "Miễn là các quốc gia khác có vũ khí hạt nhân, thì NATO cũng buộc phải duy trì chúng".

Trường hợp NATO cảm thấy bắt buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân, quy trình xem xét cần có sự đồng ý của đại diện tất cả 31 thành viên thuộc Nhóm Kế hoạch Hạt nhân. Trong số những thành viên NATO, chỉ có Pháp không nằm trong nhóm này.

Trường hợp NATO cảm thấy bắt buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân, quy trình xem xét cần có sự đồng ý của đại diện tất cả 31 thành viên thuộc Nhóm Kế hoạch Hạt nhân. Trong số những thành viên NATO, chỉ có Pháp không nằm trong nhóm này.

Điều kiện thứ hai để sử dụng vũ khí hạt nhân đó là phải có sự đồng ý chung của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh - hai quốc gia đang đảm bảo duy trì "chiếc ô hạt nhân" cho NATO.

Điều kiện thứ hai để sử dụng vũ khí hạt nhân đó là phải có sự đồng ý chung của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh - hai quốc gia đang đảm bảo duy trì "chiếc ô hạt nhân" cho NATO.

Cuộc tập trận mới nhất của NATO được xem như lời đáp trả sự kiện tương tự vừa được Quân đội Nga và Belarus thực hiện, đặc biệt là ý tưởng sửa đổi học thuyết răn đe hạt nhân vừa được quan chức Moskva thông báo.

Cuộc tập trận mới nhất của NATO được xem như lời đáp trả sự kiện tương tự vừa được Quân đội Nga và Belarus thực hiện, đặc biệt là ý tưởng sửa đổi học thuyết răn đe hạt nhân vừa được quan chức Moskva thông báo.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga - ông Sergei Ryabkov cho biết, tình hình xung quanh chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cho thấy cách tiếp cận cổ điển đối với việc răn đe hạt nhân chưa đủ hiệu quả, vì vậy yêu cầu cấp thiết là phải bổ sung và điều chỉnh về mặt khái niệm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga - ông Sergei Ryabkov cho biết, tình hình xung quanh chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cho thấy cách tiếp cận cổ điển đối với việc răn đe hạt nhân chưa đủ hiệu quả, vì vậy yêu cầu cấp thiết là phải bổ sung và điều chỉnh về mặt khái niệm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định: "Những gì đang diễn ra đòi hỏi chúng tôi phải xem xét lại học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong điều kiện căng thẳng ngày càng gia tăng và leo thang từ phía các đối thủ, biện pháp răn đe cổ điển tỏ ra chưa đủ sức nặng".

Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định: "Những gì đang diễn ra đòi hỏi chúng tôi phải xem xét lại học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong điều kiện căng thẳng ngày càng gia tăng và leo thang từ phía các đối thủ, biện pháp răn đe cổ điển tỏ ra chưa đủ sức nặng".

"Yêu cầu sửa đổi học thuyết xuất phát từ một vài biến số như sự phát triển của các loại vũ khí mới, những thay đổi trong chiến lược và chiến thuật của các đối thủ tiềm năng cùng với những thách thức và mối đe dọa mới đang nổi lên trong thế giới ngày nay".

"Yêu cầu sửa đổi học thuyết xuất phát từ một vài biến số như sự phát triển của các loại vũ khí mới, những thay đổi trong chiến lược và chiến thuật của các đối thủ tiềm năng cùng với những thách thức và mối đe dọa mới đang nổi lên trong thế giới ngày nay".

Theo nhận xét từ phía Nga, cách tiếp cận cổ điển đối với răn đe hạt nhân đó là tập trung vào những cuộc tấn công quy mô lớn, điều này không còn phù hợp để giải quyết những cuộc xung đột cục bộ và ứng phó với các mối đe dọa hạn chế.

Theo nhận xét từ phía Nga, cách tiếp cận cổ điển đối với răn đe hạt nhân đó là tập trung vào những cuộc tấn công quy mô lớn, điều này không còn phù hợp để giải quyết những cuộc xung đột cục bộ và ứng phó với các mối đe dọa hạn chế.

Trong những cuộc chiến hiện đại, điển hình như tại Ukraine làm phát sinh yêu cầu phải có phương pháp răn đe hạt nhân linh hoạt và có khả năng đối phó hiệu quả với nguy cơ leo thang xung đột nhiều hơn nữa.

Trong những cuộc chiến hiện đại, điển hình như tại Ukraine làm phát sinh yêu cầu phải có phương pháp răn đe hạt nhân linh hoạt và có khả năng đối phó hiệu quả với nguy cơ leo thang xung đột nhiều hơn nữa.

Động thái từ phía Nga cho thấy Moskva đang cân nhắc khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật một cách rộng rãi hơn, do vậy NATO đã lập tức đưa ra cảnh báo đáp trả một cách cứng rắn nhằm kiềm chế bước đi nguy hiểm có thể xảy ra.

Động thái từ phía Nga cho thấy Moskva đang cân nhắc khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật một cách rộng rãi hơn, do vậy NATO đã lập tức đưa ra cảnh báo đáp trả một cách cứng rắn nhằm kiềm chế bước đi nguy hiểm có thể xảy ra.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nato-voi-thuc-hanh-su-dung-vu-khi-hat-nhan-sau-tin-hieu-tu-nga-post587476.antd