Nên đầu tư cổ phiếu tăng trưởng hay cổ phiếu giá trị
Không khó để thấy lý do tại sao các nhà đầu tư châu Á lại theo đuổi các cổ phiếu tăng trưởng thay vì cổ phiếu giá trị.
Trong 10 năm qua, cổ phiếu giá trị luôn có hiệu suất đầu tư kém.
Khi thế giới trải qua một giai đoạn kích thích kinh tế, tiền sẽ lại chảy vào những doanh nghiệp hứa hẹn tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Xu hướng này tiếp tục duy trì và buộc các nhà đầu tư phải thay đổi quan điểm về cổ phiếu giá trị.
Có nhiều lý do tại sao cổ phiếu giá trị đã bị tụt lại phía sau. Phần lớn do hiện tượng phản ánh lãi suất cực thấp đã thắng thế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lãi vay thấp hơn làm cho việc đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng trở nên hấp dẫn hơn.
Đồng thời, điều này cũng làm tổn thương các công ty lĩnh vực tài chính bằng cách làm giảm biên lợi nhuận NIM (chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay). Việc này cũng làm giảm lợi nhuận của các lĩnh vực liên quan như các cổ phiếu giá trị với chỉ số P/E, giá trị sổ sách thấp hơn.
Các cổ phiếu lĩnh vực tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn ở khu vực châu Á. Cổ phiếu tài chính chiếm 28% trong chỉ số MSCI AC ASIA ngoại trừ Nhật Bản so với 22% chỉ số MSCI toàn cầu và 18% các chỉ số chứng khoán Mỹ. Trong khi đó, công ty công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng cao nhất trong chỉ số MSCI USA với mức 28% trong khi công ty tài chính chiếm ít hơn 10%.
Trong tháng 3 với sự bùng phát của đại dịch, chỉ số tăng trưởng đã giảm ít hơn và phục hồi nhiều hơn so với cổ phiếu giá trị. Điều này có thể được coi là hành vi phi lý của các nhà đầu tư.
Môi trường lãi suất thấp đã gây tổn hại nghiêm trọng đến thu nhập và triển vọng của các công ty tài chính. Đồng thời, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent Holdings Ltd. và Meituan Dianping là có thật. Đại dịch chỉ thúc đẩy xu hướng làm việc và thương mại trực tuyến nhanh hơn như cổ phiếu Zoom cũng tăng 4 lần trong năm nay.
Cổ phiếu của Tencent, gã khổng lồ internet có trụ sở tại Thâm Quyến, đã tăng 37% vào năm 2020 và Meituan có trụ sở tại Bắc Kinh, doanh nghiệp cung cấp thức ăn lớn nhất thế giới, đã tăng 82%. Ngược lại, Ngân hàng Công thương Trung Quốc – ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã giảm 19%.
Thanh khoản thấp cũng là lý do làm giảm hiệu suất của các cổ phiếu giá trị. Tại Hồng Kông, có khoảng 2.500 cổ phiếu niêm yết. Trong đó, top 100 cổ phiếu theo vốn hóa thị trường chiếm 70% đến 75% khối lượng giao dịch hàng ngày, với 200 cổ phiếu tiếp theo chiếm 20% đến 25%.
Thanh khoản là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư tổ chức, những người cần tìm các công ty nơi họ có thể tích lũy cổ phiếu mà không khiến giá tăng đến mức không hợp lý. Bên cạnh đó, sự gia tăng giao dịch của các quỹ ETF luôn đòi hỏi các cổ phiếu có thanh khoản.
Mặt khác, cũng có nhiều công ty được kiểm soát lớn bởi gia đình và rất ít cổ phiếu giao dịch trôi nổi bên ngoài. Các nhà điều hành những công ty này rất ngại bán khi giá cổ phiếu quá rẻ. Dần dần, những cổ phiếu này cũng bị hủy niêm yết vì thiếu thanh khoản.
Đầu tư giá trị ở châu Á thực sự không mang lại hiệu quả và xu hướng đó sẽ không thay đổi trong tương lai gần.
“Phong cách đầu tư truyền thống lựa chọn những cổ phiếu có giá hời đã không phát huy hiệu quà trong giai đoạn đại dịch và trong hơn một thập kỷ dòng tiền dễ dãi. Để kiếm được lợi nhuận vượt trội, các nhà đầu tư sẽ cần phải thay đổi phương pháp đầu tư”, theo Ronald W. Chan, người sáng lập và CIO của Chartwell Capital ở Hong Kong.