Nên làm điều gì trong tháng cô hồn?

Dân gian quan niệm, tháng Bảy Âm lịch gọi là 'tháng cô hồn' hay tháng của ma quỷ vì Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Theo tục lệ dân gian, người trần gian phải chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

1. “Tháng cô hồn” năm 2020 kéo dài từ ngày nào đến ngày nào theo Dương lịch?

A. 19/8 - 15/9

B. 19/8 - 16/9

“Tháng cô hồn” năm 2020 tính theo dương lịch là từ ngày 19/8 (tức 1/7 Âm lịch) đến hết ngày 16/9 (tức 29/7 Âm lịch).

C. 19/8 - 17/9

2. Theo đạo Phật, tháng Bảy Âm lịch là gì?

A. Tháng báo hiếu

Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan - Báo hiếu. Trọng tâm của lễ hội Vu lan - Báo hiếu nhằm giáo dục người Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và lo đền ơn các đấng sanh thành, để rồi từ đó tu dưỡng đạo đức, sống hiếu thảo tốt đời đẹp đạo. Theo quan điểm của đạo Phật, lễ hội Vu lan-Báo hiếu vào tháng Bảy âm lịch là “tháng báo hiếu”, không phải là “tháng cô hồn”.

B. Tháng xá tội vong nhân

C. Tháng mở cửa mả

3. Người Việt cúng cô hồn vào ngày nào?

A. 1/7 Âm lịch

B. 14/7 Âm lịch

C. Bất kỳ ngày nào trong tháng 7 Âm lịch

Ở Việt Nam, thời gian cúng cô hồn kéo dài nguyên một tháng, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồn có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

4. Trong tháng cô hồn, tránh cúng loại thức ăn nào?

A. Đồ mặn

Cúng đồ ăn mặn trong tháng cô hồn sẽ khiến linh hồn của ma quỷ thêm dữ tợn, khơi dậy lòng “tham, sân, si”.

B. Đồ ngọt

C. Hai câu câu trả lời trên đều sai

5. “Văn tế thập loại chúng sinh” của ai?

A. Nguyễn Trãi

B. Nguyễn Đình Chiểu

C. Nguyễn Du

Bài văn tế nổi tiếng nhất, thường được sử dụng để cúng cô hồn là “Văn tế thập loại chúng sinh” của đại thi hào Nguyễn Du.

6. Có bao nhiêu chén cháo loãng trong mâm cúng cô hồn?

A. 9

B. 12

Cháo trắng loãng là món thường xuất hiện trong mâm cúng cô hồn. Theo quan niệm, mâm cúng phải có 12 bát cháo loãng. Người ta tin rằng, có tổng cộng 12 loại cô hồn (theo Phật giáo) vì tạo nghiệp ác nên bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

C. 15

7. Theo quan niệm dân gian, trong tháng cô hồn, nên tránh xa nơi nào?

A. Cây có gai

B. Cây thân leo

C. Cây lớn, cổ thụ

Theo quan niệm dân gian, những cây lớn, cây cổ thụ là nơi trú ngụ của ma quỷ, nhiều âm khí, nên tránh xa những chỗ này để không bị ma quỷ ám, nhập hồn.

8. Trong tháng cô hồn, người ta thường kiêng các món ăn xui xẻo vào ngày nào?

A. Mùng 1 Âm lịch

B. Từ mùng 1 đến mùng 10 Âm lịch

Theo quan niệm dân gian, vào tháng cô hồn, người ta thường kiêng các món ăn xui xẻo như thịt vịt, thịt chó, mực, trứng vịt lộn… từ mùng 1 đến mùng 10, thay vì chỉ mùng 1 như các tháng khác.

C. Mùng 1 và rằm (Âm lịch)

9. Không nên mua gì trong tháng cô hồn?

A. Quần áo

Dân gian quan niệm, không nên mua quần áo trong tháng cô hồn vì dễ bị vong trêu chọc, mượn quần áo để mặc. Do cô hồn không được thờ cúng cẩn thận, thiếu thốn mọi thứ, tránh mua quần áo mới để không rước xui xẻo vào người.

B. Búp bê

C. Đồ sắc nhọn

10. Nên làm điều gì trong tháng cô hồn?

A. Đốt giấy, vàng mã

B. Rải tiền lẻ

C. Thăm nơi lưu giữ các hũ hài cốt

Tháng cô hồn còn gọi là Tết của người âm. Do đó, trong tháng này nên thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt, để an ủi, tưởng nhớ người đã khuất.

Số câu trả lời đúng

Tú Oanh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/van-hoa/nen-lam-dieu-gi-trong-thang-co-hon-1707921.tpo